Rượu bia là những loại thức uống có chứa cồn được sử dụng rất phổ biến hiện nay nhất là vào các dịp nghỉ lễ, tiệc tùng.
Ai cũng biết uống rượu bia sẽ có hại cho sức khỏe, nhưng thực tế rượu bia gây hại cho gan như thế nào nhiều người không hiểu được hết.
Xơ gan: Nguyên nhân, phân loại và chẩn đoán điều trị
SKĐS- Xơ gan là tình trạng bệnh lý mạn tính tổn thương lan toả ở nhu mô gan với mô xơ phát triển, đảo lộn các cấu trúc tiểu thuỳ và mạch m.áu của gan không hồi phục. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 trường hợp t.ử v.ong vì xơ gan.
1. 50 % t.ử v.ong do xơ gan là do lạm dụng rượu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính 50 % tất cả các trường hợp t.ử v.ong do xơ gan là do lạm dụng rượu.
1. 50 % t.ử v.ong do xơ gan là do lạm dụng rượu2. Các yếu tố nguy cơ nếu uống rượu nhiều3. Nhận biết một số bệnh lý về gan do rượu4. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về gan do rượu5. Điều trị bệnh gan do rượu
Tiêu thụ rượu quá mức là một vấn đề chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Gan là nơi chính của quá trình chuyển hóa ethanol. Từ 70 đến 85% lượng rượu đưa vào cơ thể sẽ được hấp thu ở tá tràng và phần trên của ruột non. Chỉ có khoảng 20% được hấp thu bởi niêm mạc dạ dày. Rượu được hấp thu từ ruột sẽ theo tĩnh mạch cửa đến gan.
Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất. Tại đây, trên 90% lượng rượu hấp thu sẽ được chuyển hóa. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận. Phần lớn rượu được chuyển hóa tại gan. Chính vì vậy, tiêu thụ rượu mạn tính và quá mức tạo ra hàng loạt các tồn thương gan đặc trưng nhất là tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Hiện nay chưa có biện pháp dược lý nào hoặc dinh dưỡng nào được FDA phê chuẩn để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.
Mối quan hệ nhân quả giữa việc uống rượu và bệnh gan do rượu đã được ghi nhận rõ ràng, xơ gan phát triển chỉ trong 10-20% người uống rượu quá nhiều. Mặc dù uống rượu là một yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh gan, nhưng một số yếu tố đồng mắc tạo điều kiện cho tổn thương gan.
Phản ứng sớm nhất khi uống nhiều rượu được đặc trưng bởi sự lắng đọng chất béo trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, đây là một loại tổn thương gan nặng hơn, viêm nặng hơn. Giai đoạn này của bệnh gan có thể dẫn đến sự phát triển của xơ hóa.
Các giai đoạn bệnh gan do rượu.
2. Các yếu tố nguy cơ nếu uống rượu nhiều
Nguy cơ gây ra viêm gan do rượu khi lượng rượu uống vào trên 30g rượu/ngày tương đương 375 ml bia. Uống quá 80g rượu /ngày trong ít nhất 5 năm thì sẽ có thể gây bệnh gan rượu. Người ta thấy rằng uống trên 60g rượu mỗi ngày trong 2-4 tuần sẽ gây ra gan nhiễm mỡ ở người nam giới khỏe mạnh, trên 80g/ ngày có thể gây viêm gan do rượu, trên 160g/ ngày có thể gây xơ gan trong vòng 10 năm.
3. Nhận biết một số bệnh lý về gan do rượu
Bệnh gan do rượu biểu hiện dưới 3 hình thức:
– Gan nhiễm mỡ do rượu
– Viêm gan do rượu
– Xơ gan do rượu.
Khoảng 90-100% người nghiện rượu nặng phát triển gan nhiễm mỡ, trong số đó 10-35% sẽ phát triển viêm gan do rượu. Khoảng 20-40% người viêm gan do rượu tiến triển xơ gan. Trên 20% gan nhiễm mỡ do rượu tiến triển trực tiếp sang xơ gan. Người bị xơ gan có nguy cơ cao bị ung thư gan.
Bài thuốc chữa bệnh gan do rượu
Dấu hiệu bệnh gan do rượu
4. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về gan do rượu
Gan nhiễm mỡ: Là tình trạng các hạt mỡ tích tụ trong tế bào gan chiếm trên 5% trọng lượng gan và làm hạn chế hoạt động của tế bào gan. Đây là biểu hiện sớm của bệnh gan do rượu, thường hiếm khi có triệu chứng, đôi khi thấy mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu, nặng tức vùng hạ sườn phải, nặng hơn có thể thấy vàng da, buồn nôn, nôn hay sờ thấy gan to.
Các xét nghiệm sinh hóa m.áu như men gan đều bình thường hoặc tăng nhẹ GGT. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán tương đối chính xác, sinh thiết gan sẽ giúp phân biệt với nguyên nhân khác. Gan nhiễm mỡ tuy lành tính, nhưng tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao.
Viêm gan do rượu: Là tình trạng bệnh lý tổn thương lan tỏa ở gan do rượu gây nên, biểu hiện bởi thâm nhiễm tế bào viêm và hoại tử tế bào gan. Là t.iền đề của xơ gan do rượu. Người bệnh ít khi có triệu chứng, đôi khi có cảm giác mệt mỏi thoáng qua, biếng ăn, khó tiêu, đầy bụng, ngứa, có khi đau khớp, đau cơ. Có những trường hợp rất nặng và có nguy cơ t.ử v.ong. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện đau bụng, sốt, vàng da, gan to…
Xơ gan do rượu: Là giai đoạn cuối của bệnh gan do rượu. Xơ gan giai đoạn đầu ít khi có triệu chứng rõ rệt. Xơ gan điển hình với hội chứng suy tế bào gan và tăng áp tĩnh mạch cửa, người bệnh thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rối loạn chức năng t.ình d.ục. Xạm da, vàng da, vàng mắt. Phù, chuyển giai đoạn xơ gan cổ trướng, rối loạn đông m.áu, giãn tĩnh mạch thực quản,… Bệnh nhân xơ gan t.ử v.ong vì: vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh não gan, bệnh gan thận, n.hiễm t.rùng và suy kiệt.
5. Điều trị bệnh gan do rượu
Để điều trị bệnh lý về gan do rượu người bệnh trước hết cần ngừng uống rượu. Vì hầu hết những người gan nhiễm mỡ và viêm gan do rượu nếu ngưng rượu thì có thể hồi phục cả về cấu trúc và chức năng. Thậm chí khi có xơ gan, ngưng rượu cũng làm gia tăng cơ hội sống sót nhưng không có nghĩa làm cho xơ gan ngưng tiến triển.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị hợp lý trong trường hợp bệnh gan giai đoạn cuối và đã cai rượu ít nhất 6 tháng có thể cân nhắc ghép gan. Hơn ca ghép thành công sống hơn 5 năm.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau củ quả tươi, trái cây và nhất là các loại có nhiều chất xơ để tránh táo bón. Hạn chế mỡ động vật, trứng, phủ tạng, gan, có thể ăn dầu thực vật. Hạn chế ăn các đồ đóng hộp, bột ngọt. Khi có xơ gan nên hạn chế natri (muối, nước mắm, tương, chao, khô…), tránh thức khuya, làm việc gắng sức.
Tóm lại: Gan là cơ quan trực tiếp chuyển hóa rượu thành chất không độc để đào thải ra ngoài cơ thể. Khả năng chuyển hóa rượu của gan có giới hạn nhất định, nếu dùng rượu trong giới hạn này thì gan ít hoặc không bị tổn thương.
Nguy cơ gây bệnh gan do rượu phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Các chuyên gia khuyên không dùng quá 20g rượu nguyên chất/ ngày đối với nam, 10g đối với nữ.
Gan nhiễm mỡ là giai đoạn đầu của bệnh gan do rượu, nếu ngưng rượu trong giai đoạn này gan sẽ hồi phục hoàn toàn. Khi có viêm gan hoặc xơ gan ngưng rượu hoàn toàn là cách điều trị tốt nhất để làm chậm tiến triển của bệnh gan do rượu. Khi có xơ gan dù ngưng rượu hoàn toàn nhưng xơ gan vẫn tiến triển.
Trên nền xơ gan rất dễ xuất hiện ung thư gan vì vậy, rượu cũng như các loại thức ăn uống khác kể cả các loại cho là bổ dưỡng nếu dùng ở lượng vừa phải thì có lợi cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ có hại. Khi có viêm gan và xơ gan cần khám định kỳ mỗi 3-6 tháng để phát hiện sớm các biến chứng nặng.
Tác hại khi bổ sung vitamin quá liều để phòng Covid-19
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vitamin giúp phòng ngừa Covid-19, tuy nhiên nếu bổ sung bằng chế phẩm uống trong thời gian dài sẽ dẫn đến quá liều, gây tổn thương gan, suy giảm nhận thức…
Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hoặc qua các viên bổ sung. Tuy nhiên, nhìn chung không có lợi ích thực sự khi dùng vitamin với liều cao hơn khuyến nghị, việc thường xuyên sử dụng quá liều vitamin có thể gây nguy hiểm.
Có 2 loại vitamin là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Các vitamin tan trong nước, gồm vitamin nhóm B và vitamin C, được chuyên chở đến các mô và không được dự trữ trong cơ thể, cơ thể dễ dàng thải trừ chúng. Các vitamin tan trong chất béo gồm A, D, E, K được hấp thu cùng với chất béo trong chế độ ăn, được dự trữ trong mô mỡ và gan. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý đến liều sử dụng của các vitamin tan trong chất béo.
Cần đặc biệt lưu ý đến liều sử dụng các vitamin tan trong chất béo. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dùng quá liều vitamin bị gì?
Theo bác sĩ Vĩnh Niên, quá liều vitamin A dẫn đến rụng tóc, tổn thương gan, mất xương, suy giảm nhận thức. Ngộ độc vitamin D dẫn đến tích tụ canxi trong m.áu, gây buồn nôn, nôn, yếu mệt, tiểu nhiều, có thể diễn tiến đến đau xương, sỏi thận.
Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng là chủ đề được quan tâm trong mùa dịch Covid-19. “Dùng quá liều vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, sỏi thận. Liều cao vitamin C có thể làm tăng giả đến kết quả xét nghiệm đo glucose trong m.áu, cần lưu ý đối với người đái tháo đường, nhất là khi tự đo đường huyết ở nhà”, bác sĩ Vĩnh Niên nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Thọ (Hà Nội) cho biết, vitamin C là một chất tan trong nước có nhiều ích lợi cho sức khỏe, song không phải uống vitamin C càng nhiều là càng tốt. Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vitamin C giúp phòng ngừa Covid-19. Ngược lại, nếu bổ sung quá liều sẽ gây nên các tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày…
Do đó trước khi bổ sung, bạn cần xem cơ thể có đang thiếu vitamin C không, lượng thực phẩm hằng ngày có đủ vitamin C chưa? Nếu thiếu vitamin C nặng có thể gây c.hảy m.áu dưới da, c.hảy m.áu chân răng, rụng răng, dầy sừng nang lông. Nhẹ hơn gây viêm miệng, viêm lợi, thiếu m.áu, giảm sức đề kháng với các bệnh n.hiễm t.rùng.
Ngược lại, khi dùng vitamin C liều cao trên 1.000 mg/ngày kéo dài có thể gây thừa vitamin C, dẫn đến mất ngủ, kích động, tiêu chảy, viêm bàng quang, loét dạ dày – ruột, giảm sức bền hồng cầu gây tan m.áu. Ngoài ra, còn gây sỏi thận, thậm chí tăng huyết áp, cản trở hấp thu vitamin A, B12. Nếu dừng đột ngột còn gây phản ứng ngược.
Vitamin C có thể được bổ sung hiệu quả từ các loại rau củ quả. Ảnh SHUTTERSTOCK
Liều lượng thế nào cho phù hợp?
Liều lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày để dự phòng thiếu đối với người ở từng nhóm t.uổi cụ thể như sau:
– Trẻ từ 1 đến 3 t.uổi: 15 mg.
– Trẻ từ 4 đến 8 t.uổi: 25 mg.
– Trẻ từ 9 đến 13 t.uổi: 45 mg.
– Trẻ v.ị t.hành n.iên 14-18 t.uổi: 75 mg (với nam) và 65 mg (với nữ).
– Người lớn trên 19 t.uổi: 90 mg (với nam) và 75 mg (với nữ).
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung vitamin C như: Người hút t.huốc l.á nên bổ sung 35 mg/ngày so với liều khuyên dùng; phụ nữ khi mang thai nên bổ sung 85 mg/ngày vitamin C; phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 120 mg vitamin C mỗi ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như rau cải xoong, cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua. Việc bổ sung vitamin C nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất.
Khi chế độ ăn không đa dạng, thiếu chất, thiếu vitamin C thì có thể bổ sung bằng chế phẩm uống. Tuy nhiên khi bổ sung bằng viên uống mỗi ngày, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Theo các chuyên gia, khi duy trì chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đa dạng thì người dân không cần lo về việc thiếu hay thừa vitamin. Quá liều vitamin thường chỉ gặp khi dùng viên bổ sung không phù hợp hoặc với các thực phẩm được bổ sung vitamin.