Nhiều người băn khoăn uống thuốc cùng sữa hay nước ép trái cây có gây hại cho sức khỏe không.
Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, vì chúng có thể ức chế tác dụng của thuốc, phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ.
Thực phẩm quá giàu chất xơ
Không nên ăn thực phẩm giàu chất xơ khi đang sử dụng một loại thuốc tây, vì sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày, làm việc chữa trị cũng không được hiệu quả.
Nước ép trái cây
Những loại nước ép trái cây như: táo, cam, bưởi… nên uống cách thời điểm uống thuốc Allegra (fexofenadine) ít nhất 4 giờ. Trong cơ chế tác động, các loại nước ép này ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào m.áu. Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng Allegra khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%.
Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng như Cipro hay Levaquin, các thuốc chữa bệnh tuyến giáp như Synthroid hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn như Singulair.
Không nên uống nước trái cây với thuốc. (Ảnh minh họa)
Sữa
Một số loại thuốc tây bao gồm Cipro có thể đóng cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm từ sữa. Sự kết hợp này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc. Khi dùng các thuốc để điều trị mụn trứng cá hoặc n.hiễm t.rùng như nhóm tetracycline hoặc flouroquinolones. cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc tây ít nhất 2 giờ.
Trà xanh
Mặc dù trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đ.ánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi kết hợp uống thuốc chống ung thư cùng trà xanh.
Trong khi uống viên sắt thì không nên uống trà. Bởi hợp chất tanin sẵn có trong trà sẽ kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế khi uống trà xanh trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Rượu bia
Về bản chất tất cả các loại đồ uống có cồn là không tốt, nhưng đặc biệt nếu chúng ta sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kỳ nguy hiểm hơn. Với những người đang dùng thuốc điều trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến gây nên sẽ cảm giác buồn ngủ, người lừ đừ, mệt mỏi, không thể tập trung cho công việc và học tập mỗi ngày.
Cà phê
Cà phê không nên uống cùng với thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Nguyên do là trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.
3 thức uống bình dân dễ kiếm giúp ‘đốt cháy’ mỡ bụng tự nhiên, giảm cân hiệu quả
Mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài mà còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ung thư.
Nam giới có xu hướng tích tụ mỡ vùng bụng cao hơn phụ nữ thời kỳ t.iền mãn kinh. Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Đại hội về bệnh béo phì ở châu Âu diễn ra tại Maastricht (Hà Lan), đồng thời được công bố trên tạp chí BMC Medicine (Vương Quốc Anh), mỡ bụng có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến t.iền liệt, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, cứ mỗi 10cm (3,9 inch) ở vòng bụng của nam giới sẽ làm tăng tỷ lệ t.ử v.ong vì ung thư tuyến t.iền liệt lên 7%.
Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể được lưu trữ trong khoang bụng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch và ung thư.
Chất béo tích tụ quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng gây nên hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng, do đó việc tìm cách giảm mỡ bụng là cần thiết. Để làm được điều này, chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm tiêu thụ nhiều hơn 3 loại đồ uống dưới đây.
1. Trà xanh
Nghiên cứu cho thấy trà xanh giàu catechin có thể giảm mỡ bụng đáng kể trong vòng vài tuần.
Trà xanh chứa một nhóm chất chống oxy hóa mạnh được gọi là polyphenol có thể giúp ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, bao gồm quá trình apoptosis, ức chế sự hình thành mạch cùng với sự xâm lấn của tế bào khối u.
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ trà xanh và sản phẩm chiết xuất từ trà xanh có thể giúp giảm lượng chất béo và trọng lượng cơ thể bằng cách tăng sự trao đổi chất và oxy hóa chất béo trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng, trà xanh giàu catechin có tác động tích cực đối với những người trưởng thành ở Trung Quốc có tỷ lệ mỡ nội tạng cao.
2. Nước dừa
Mặc dù nước dừa ít calo và chất béo nhưng chứa nhiều enzym, khoáng chất tự nhiên như kali, chất xơ, protein, vitamin giúp bổ sung chất điện giải trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nhiều loại chất điện giải trong nước dừa như natri, kali, canxi và magiê có tác dụng hỗ trợ việc hấp thụ, chuyển hóa, phân giải các chất trong cơ thể – đặc biệt là cholesterol – giúp giảm cũng như ngăn ngừa việc tích tụ mỡ thừa, giải phóng năng lượng, từ đó dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể.
Tiến sĩ Lilian Cheung, Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard (Hoa Kỳ), cho biết nước dừa có ít đường hơn nhiều loại đồ uống như soda và một số loại nước trái cây.
Ông nói: “Nước dừa nguyên chất có thể là lựa chọn tốt cho người lớn và t.rẻ e.m đang tìm kiếm một loại đồ uống ít ngọt”.
3. Cà phê
Các nhà nghiên cứu cho biết, cà phê là thức uống giúp làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và vòng eo.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients đã xem xét tác động của việc tiêu thụ cà phê hàng ngày. Vi chất dinh dưỡng được tìm thấy nhiều trong cà phê là axit chlorogenic – hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp giảm cân, kiểm soát chứng cao huyết áp và ổn định lượng đường trong m.áu.
Bên cạnh đó, hợp chất caffeine có trong cà phê là nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình giảm cân. Caffeine giúp tăng quá trình trao đổi chất, điều này đồng nghĩa với lượng chất béo trong cơ thể giảm bởi caffein có khả năng đốt cháy calo.