Tưởng rằng xơ gan là căn bệnh thường chỉ gặp ở người lớn t.uổi, nam giới hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Tuy nhiên, trên thực tế t.rẻ e.m cũng có thể mắc xơ gan. Vậy xơ gan ở t.rẻ e.m có nguy hiểm không?
Bệnh gan ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
SKĐS – Bệnh gan thường gặp ở người lớn, tuy nhiên ở trẻ cũng gặp phải thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Trẻ mắc phải căn bệnh này ngày một nhiều hơn và đang là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa. Chính vì vậy, hiểu về viêm gan ở t.rẻ e.m có thể phòng tránh được những hệ lụy sau này.
1. Nguyên nhân xơ gan ở trẻ
Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan. Ở t.rẻ e.m, xơ gan cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn đường mật và điều kiện di truyền là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Tiếp đến là do xơ nang, viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi mạn tính bởi virus viêm gan B hoặc C; Viêm xơ đường mật thứ phát… dẫn đến xơ gan.
Một số bệnh lý di truyền như bệnh Wilson và một số các khiếm khuyết tim bẩm sinh di truyền, các rối loạn hiếm gặp khác… cũng có thể dẫn đến xơ gan ở trẻ.
Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan
2. Nhận biết xơ gan ở trẻ
Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu của xơ gan, trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
Ở các giai đoạn sau, tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau.
Nhưng các triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m thường gặp là vàng da, vàng mắt – điều này xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.
Gan thu thập Bilirubin để được đưa ra khỏi cơ thể qua phân. Khi gan bị xơ, quá trình này bị gián đoạn, khiến cho Bilirubin xâm nhập vào các mô và niêm mạc như da và mắt, làm đổi màu các mô.
Tuy nhiên, triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m này chỉ đúng với những trẻ đã trên 9 tháng t.uổi. Trẻ sơ sinh dưới 9 tháng t.uổi thường bị vàng da sinh lý. Đây là tình trạng lành tính, có thể tự hết, không liên quan tới các bệnh gan.
Trẻ bị xơ gan dễ bị bầm tím hoặc c.hảy m.áu do không thể sử dụng vitamin K có trong cơ thể. Kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, sụt cân bất thường do xơ gan làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngứa da do xơ gan làm tắc đường mật, khiến mật và độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, các biểu hiện khác như phân nhạt màu, bụng to, chân phù nề, trẻ quấy khóc, kém ăn…
Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm.
3. Biến chứng xơ gan ở trẻ
T.rẻ e.m bị xơ gan thường có dấu hiệu chuyển biến nhanh và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng, gan không còn đủ sức để đào thải chất độc dẫn đến tình trạng ứ đọng Amoniac trong m.áu làm trẻ có triệu chứng hôn mê gan và sẽ t.ử v.ong nhanh chóng nếu không kịp điều trị. Bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m cũng có thể làm tăng nguy phát triển ung thư gan. Do đó, nếu có khả năng ghép gan, trẻ có cơ hội sống tốt hơn.
Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi những bất thường ở trẻ để đi khám và điều trị sớm. Chú ý theo dõi các biến chứng và nếu có triệu chứng đặc biệt thì cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay.
4. Điều trị xơ gan ở trẻ
Bệnh xơ gan ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bởi vì gan là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tham gia vào quá trình thải độc cơ thể, nếu gan bị tổn thương chất độc tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, cơ thể bị ứ đọng chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Việc điều trị bệnh xơ gan ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, giai đoạn bệnh, cơ địa từng trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
Các phương pháp điều trị có thể dùng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng và nguyên nhân cơ bản như: Điều trị n.hiễm t.rùng (nếu có), loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố trong m.áu. Nếu có biến chứng, xơ gan ở giai đoạn muộn thì ghép gan sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất.
Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo.
Tóm lại: Xơ gan là căn bệnh mạn tính, quá trình điều trị bệnh lâu dài, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, tăng cường các loại rau củ quả tươi để bảo vệ chức năng gan tốt hơn.
Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo. Nếu trẻ phải uống các loại thuốc có khả năng gây thương tổn cho gan cần tham khảo bác sĩ điều trị bệnh gan cho trẻ.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không điều trị theo mách bảo vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.
Thêm nhiều nước ghi nhận các ca viêm gan chưa rõ nguồn gốc ở trẻ
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 19/4 cho biết các trường hợp viêm gan chưa rõ nguồn gốc, lần đầu tiên được phát hiện ở trẻ nhỏ tại Anh, hiện đã được ghi nhận ở thêm 4 nước châu Âu và Mỹ.
Trong một tuyên bố, ECDC cho biết các ca viêm gan lạ hiện đã được ghi nhận ở t.rẻ e.m tại Đan Mạch, Ireland, Hà Lan và Tây Ban Nha. 9 trường hợp nghi nhiễm cũng được phát hiện ở bang Alabama (Mỹ). ECDC nêu rõ: “Các cuộc điều tra đang được thực hiện ở tất cả các nước có ca bệnh. Hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra”.
Trước đó, ngày 15/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo cơ quan này đang theo dõi 84 ca viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ được ghi nhận tại Anh kể từ ngày 5/4 và dự báo sẽ có thêm các ca trong những ngày tới.
Trong phần lớn trường hợp, t.rẻ e.m bị viêm gan không bị sốt. Tuy nhiên, ECDC và WHO cho biết một số trường hợp ở Anh nghiêm trọng đến nỗi phải chuyển bệnh nhi sang các khoa chuyên về gan của t.rẻ e.m để điều trị. Ngoài ra, 6 ca trong số các bệnh nhi đã từng trải qua phẫu thuật cấy ghép gan.
Các triệu chứng của những bệnh nhi dưới 10 t.uổi này bao gồm như vàng da, tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Trong khi đó, các virus gây viêm A, B, C, D, E vẫn chưa phát hiện ở trẻ, do vậy, giới chức y tế Anh đã kiểm tra mối liên quan tới các virus phổ biến này hoặc có thể là do các nguyên nhân khác như liên quan tới COVID-19, lây nhiễm và yếu tố môi trường.
Theo ECDC, các nhà điều tra hiện nghi ngờ nguyên nhân có thể nhất là do lây nhiễm.