Ăn gừng có hại dạ dày không?

Bên cạnh lợi ích thì thì gừng có thể gây ra tác hại nếu ăn quá nhiều.

Gừng là loại thực vật có nguồn gốc châu Á, là phần thân rễ của cây. Gừng được sử dụng làm hương liệu thực phẩm và thuốc.

Đây là nguyên liệu được nhiều người yêu thích vì bổ sung hương vị đặc biệt cho các loại thức ăn, đồ uống. Gừng có thể dùng pha nước chấm, nước sốt, nấu các món kho nấu hay thêm vào các loại đồ uống, bánh quy.

an gung co hai da day khong 0c7 6424116

Cho dù bạn sử dụng theo cách nào, gừng vẫn đem lại một số tác dụng nhất định:

Cải thiện tiêu hóa và giảm buồn nôn

Chuyên gia dinh dưỡng Amber Pankonin cho biết: “Gừng đã được chứng minh giúp cải thiện nhu động dạ dày. Điều đó đồng nghĩa thức ăn từ miệng được di chuyển suôn sẻ đến ruột già để bạn ít bị đầy hơi và chướng bụng”.

Dùng sản phẩm chứa gừng có khả năng làm giảm buồn nôn và nôn ở một số người khi mang thai. Nhưng tác dụng có thể chậm hơn so với thuốc.

Giảm viêm

Chuyên gia Pankonin chia sẻ: “Bổ sung gừng vào các món ăn chính, bánh, đồ uống sẽ hữu ích với những người bị đau khớp hoặc viêm khớp. Gừng chứa các chất gingerol và shogaol, có đặc tính chống viêm”.

Giảm đau bụng kinh

Ngoài việc giảm viêm, đã có một số nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả trong việc giảm đau 3-4 ngày đầu tiên của chu kỳ k.inh n.guyệt.

Tuy nhiên, bạn nên ăn gừng với mức độ vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gặp các tình trạng như:

Gây kích ứng miệng và cổ họng

Bạn đã bao giờ cảm thấy ngứa ran họng sau khi ăn dứa chưa? Bạn có thể gặp tác dụng tương tự khi ăn gừng. Tiến sĩ Linsenmeyer cho biết: “Các hợp chất mang lại lợi ích cho sức khỏe của gừng cũng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và cổ họng”.

Đau dạ dày

Tiến sĩ Linsemeyer cho biết: “Mặc dù các chất bổ sung từ gừng được coi là tương đối an toàn, nhưng liều lượng cao có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như đau dạ dày”.

Các tác dụng phụ bao gồm ợ chua, tiêu chảy, ợ hơi và khó chịu ở dạ dày. Dùng hơn 5g gừng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các biểu hiện trên.

Phẫu thuật

Gừng có thể làm chậm quá trình đông m.áu, gây c.hảy m.áu trong và sau khi phẫu thuật. Mọi người nên ngừng sử dụng gừng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Hôn mê sâu do pha nước dừa, gừng, sả…để phòng ngừa Covid-19

Một người dân ở Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do tự pha nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại uống để phòng ngừa Covid-19.

hon me sau do pha nuoc dua gung sade phong ngua covid 19 664 6047845

Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu do uống “thuốc” ngừa Covid-19 bằng gừng, sả, cây, cỏ…

Ngày 22/9, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, bệnh nhân tên N.T.L.T (53 t.uổi, địa chỉ tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) được người nhà đưa đến bệnh viện ngày 14/9 trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, da nổi bông, huyết áp tụt thấp.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, ê kíp bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp n.hiễm t.rùng, nhiễm độc từ đường tiêu hóa, biến chứng suy đa cơ quan, tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao.

Người bệnh được khẩn trương đặt nội khí quản cấp cứu và chuyển Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU) điều trị. Bệnh thở máy, dùng vận mạch, kháng sinh và lọc m.áu liên tục.

Rất may là sau 24 giờ lọc m.áu, huyết động của bệnh nhân bắt đầu ổn định dần, giảm dần liều các thuốc trợ tim, vận mạch. Qua 48 giờ lọc m.áu, các chỉ số xét nghiệm tốt lên, triệu chứng lâm sàng người bệnh cải thiện rõ rệt, ngưng được vận mạch. Sau 72 giờ người bệnh tỉnh táo, cai được máy thở thành công và được rút ống nội khí quản.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện, chị T được người quen chia sẻ bài thuốc dân gian “ngừa Covid-19” gồm hỗn hợp chưng cất các nguyên liệu như nước dừa, đường phèn, gừng, sả và nhiều lá thuốc không rõ loại.

Sau khi uống xong, người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Người bệnh được đưa đến cơ sở y tế địa phương điều trị, tại đây triệu chứng khó thở tăng dần, tri giác lơ mơ, thân nhân lo lắng nên xin chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.

Bác sĩ Đỗ Văn Phẩm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết, hiện tại trên thế giới chưa có nghiên cứu nào cho thấy các loại thuốc dân gian này có khả năng ức chế virus, nhất là SARS-CoV-2. Nguy hiểm hơn, khi các bài thuốc dân gian trên lưu truyền rộng, chúng có thể khiến mọi người nhầm lẫn có công hiệu phòng ngừa Covid-19, nên không áp dụng hoặc lơ là các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Bác sĩ Phẩm khuyến cáo, qua trường hợp nêu trên, mong mọi người dân không tự ý dùng thuốc dân gian để ngừa Covid-19 vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.

“Mong bà con hãy chống dịch một cách khoa học, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua và áp dụng bất kỳ bài thuốc, loại thuốc nào để phòng và điều trị bệnh khi chưa được Bộ Y tế xác nhận”, bác sĩ Phẩm nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *