Một nhóm các nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa chỉ ra Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục m.áu đông hiếm gặp ở mắt và đe dọa đến thị lực.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san JAMA Ophthalmology ghi nhận tình trạng hiếm gặp này có thể kéo dài nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.
Nhóm nghiên cứu nhận định nhiễm SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch m.áu tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Nghiên cứu đã được tiến hành để xem liệu bệnh nhân có hình thành cục m.áu đông trong tĩnh mạch và động mạch của võng mạc hay không; các mô thần kinh phía sau của mắt có nhận và gửi hình ảnh đến não hay không. Gần 500.000 người đã tham gia nghiên cứu.
Sau 6 tháng, 65 bệnh nhân trong số này bị tắc tĩnh mạch võng mạc. Nhóm nghiên cứu cho biết con số tuy thấp nhưng đã tăng 54% so với tỷ lệ trước khi có Covid-19.
Kết quả cũng chỉ ra các cục m.áu đông ở động mạch võng mạc của bệnh nhân Covid-19 tăng hơn 35% so với trước đây. Theo nhóm nghiên cứu, hiện vẫn chưa thể chứng minh Covid-19 trực tiếp gây ra các cục m.áu đông ở mắt. Vì cục m.áu đông thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề về mạch m.áu như đái tháo đường, huyết áp cao, cholesterol cao, theo Reuters.
Nghiên cứu cũng góp phần làm tăng mối liên hệ giữa Covid-19 và các vấn đề liên quan đến mắt. Trước đó, một nghiên cứu mới từ Đại học Trung văn Hồng Kông đã ghi nhận người nhiễm Covid-19 có thể tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt. Những bệnh nhân này thường bị mờ mắt, sau đó ngứa, đau và rát, theo South China Morning Post.
Covid-19 sáng 27.4: Cả nước 10.620.203 ca | “Sức nóng” dịch bệnh đang giảm từng ngày
Bạn bị mất ngủ hậu Covid-19: Ăn trái này trước khi ngủ hiệu quả bất ngờ
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân trên toàn thế giới.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 22 – 53% bệnh nhân Covid-19 kéo dài bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, theo Sleepstation.
Nhưng bạn có thể khắc phục vấn đề trên bằng cách thực hiện các điều chỉnh lối sống đơn giản. Theo nghiên cứu, ăn một loại trái cây có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn gần 50%.
Trên thực tế, kiwi đã được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình ngủ.
Kiwi là một loại trái cây rất bổ dưỡng, nổi tiếng với tác dụng gây ngủ, theo nhật báo Anh Express.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 22 – 53% bệnh nhân Covid-19 kéo dài bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu, do các nhà khoa học từ Đại học Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện, có tên là “Tác dụng của việc tiêu thụ quả kiwi đến chất lượng giấc ngủ ở người lớn có vấn đề về giấc ngủ”, các nhà nghiên cứu đã đ.ánh giá tác dụng của quả kiwi đối với giấc ngủ, bao gồm thời gian chìm vào giấc ngủ, thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu bao gồm những người tham gia từ 20 đến 55 t.uổi, được tiêu thụ 2 quả kiwi 1 giờ trước khi đi ngủ hằng đêm trong 4 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều gì?
Vào cuối cuộc nghiên cứu, những người tham gia đã đi vào giấc ngủ nhanh hơn 42% so với khi họ không ăn bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ, theo Express.
Hơn nữa, tổng thời gian ngủ và hiệu quả giấc ngủ đã tăng lên đáng kể sau khi tiêu thụ kiwi, các nhà nghiên cứu phát hiện.
Ăn quả kiwi có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cải thiện thời lượng và hiệu quả của giấc ngủ ở người lớn bị rối loạn giấc ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Họ kết luận: “Ăn quả kiwi có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cải thiện thời lượng và hiệu quả của giấc ngủ ở người lớn bị rối loạn giấc ngủ”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, cần thêm nhiều nghiên cứu để chắc chắn về các đặc tính thúc đẩy giấc ngủ của quả kiwi.
Tác dụng gây ngủ thường là do các chất serotonin là t.iền chất của “hoóc môn gây ngủ” melatonin có trong kiwi, theo Express.
Ngoài ra, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thường được coi là có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như thúc đẩy chất lượng giấc ngủ.
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp melatonin tuyệt vời – chứa lượng tryptophan cao, theo Express.