Viêm gan bí ẩn xuất hiện ở Đông Nam Á, bố mẹ Việt phải làm gì để bảo vệ con?

Khi trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, các phụ huynh nên đưa trẻ đi khám xem trẻ có tổn thương gan không để có biện pháp điều trị kịp thời.

Viêm gan bí ẩn đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù nhiều giả thuyết được đưa ra song căn nguyên gây bệnh viêm gan này vẫn còn là điều “bí ẩn”, bởi các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tại Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm gan bí ẩn nhưng nguy cơ bệnh xâm nhập là rất lớn, do đó việc phòng bệnh, tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca mắc rất cấp thiết. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các Viện đầu ngành tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻ.

viem gan bi an xuat hien o dong nam a bo me viet phai lam gi de bao ve con ccd 6437290

Cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã có 278 trường hợp viêm gan bí ẩn ở trên 20 quốc gia. (Ảnh minh họa)

Theo BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng Khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm, cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ít nhất 278 trường hợp viêm gan bí ẩn ở trên 20 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, 5 trường hợp trẻ đã t.ử v.ong vì viêm gan bí ẩn. Ước tính 10% t.rẻ e.m mắc viêm gan bí ẩn phải ghép gan.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, để tăng cường giám sát, phát hiện sớm căn bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ, trong quá trình thăm khám tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ đã khai thác thêm thông tin, cố gắng phát hiện các dấu hiệu sớm, triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc viêm gan bí ẩn – nhất là với trẻ có các dấu hiệu nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, trẻ có hiện tượng viêm gan hay không (dựa vào xét nghiệm men gan) hoặc trẻ có dấu hiệu tiểu vàng, mắt vàng, suy gan tối cấp…

BS Nguyễn Nguyên Huyền cho hay, dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn nhưng nhiều nghi ngờ cho rằng căn bệnh này do Adenovirus gây ra. Đây không phải là virus mới và ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị có thể xét nghiệm được loại virus này. Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng có hệ thống xét nghiệm chuẩn xác, được công nhận kết quả xét nghiệm ở hơn 130 quốc gia, nên Việt Nam hoàn toàn có thể xác định được bệnh nhân có mắc Adenovirus hay không.

“Tuy nhiên, căn bệnh viêm gan bí ẩn chưa hoàn toàn chắc chắn do Adenovirus thường gặp gây ra mà có thể do chủng đột biến. Vì vậy dựa vào các kỹ thuật thông thường thì khó có thể “bắt” được đây là Adenovirus. Chúng ta vẫn cần chờ đợi thêm thông tin từ các chuyên gia trên thế giới tìm hiểu để xem viêm gan bí ẩn do căn nguyên virus gì, tác nhân gì, có xuất hiện tình trạng đột biến hay không… Từ đó mới có đoạn gen đặc hiệu để xét nghiệm truy tìm nguyên nhân chính xác của viêm gan bí ẩn.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, Adenovirus chỉ là một yếu tố kích hoạt tác nhân khác dẫn đến bệnh viêm gan bí ẩn, thậm chí có nghi ngờ cho rằng liên quan đến SARS-CoV-2… song đều chưa có bằng chứng khoa học” – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lưu ý.

Tranh cãi đường lây truyền

Cũng theo BS Huyền, trong y văn mô tả các virus gây bệnh viêm gan thường lây qua đường tiêu hóa hoặc lây qua đường m.áu, chưa thấy virus nào gây bệnh viêm gan lây qua đường hô hấp mà gây tổn thương gan rõ ràng như bệnh viêm gan bí ẩn.

“Nếu như gây tổn thương gan thì thường là sau khi gây tổn thương đường hô hấp dẫn đến hậu quả suy đa tạng và tổn thương các cơ quan khác rồi mới đến tổn thương gan. Các virus đường hô hấp hiếm khi gây bệnh cảnh viêm gan bí ẩn như hiện tại” – vị chuyên gia nói.

Dựa vào mô tả triệu chứng các ca bệnh viêm gan bí ẩn trên thế giới thì đầu tiên, trẻ có triệu chứng ở đường tiêu hóa trước (trẻ đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…), sau đó vài ngày mới mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, đi tiểu vàng và suy gan. Không có trẻ nào có biểu hiện sốt.

Chính vì vậy, theo nhận định của BS. Huyền, khả năng cao tác nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn lây qua đường m.áu và đường tiêu hóa – đặc biệt lưu ý đến đường tiêu hóa vì biểu hiện đầu tiên của trẻ chính là ở đường tiêu hóa.

Cách phòng bệnh viêm gan bí ẩn

BS Huyền khuyến cáo, nếu phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thì nên cho trẻ đi khám để xem trẻ có tổn thương gan không, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ.

Trường hợp trẻ có biểu hiện tiểu vàng, mắt vàng thì bệnh đã ở giai đoạn khá muộn, rất nguy hiểm.

Trong bối cảnh hiện nay, người dân đã trải qua một thời gian khá dài của đại dịch COVID-19, ý thức phòng bệnh đã được nâng cao hơn rõ rệt và cần duy trì ý thức, thói quen này.

Ngoài ra, với bệnh viêm gan bí ẩn thì cần chú ý nâng cao vệ sinh cá nhân, sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thực hiện ăn chín uống chín, nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, dùng thực phẩm an toàn…

Xơ gan ở t.rẻ e.m nguy hiểm ra sao?

Tưởng rằng xơ gan là căn bệnh thường chỉ gặp ở người lớn t.uổi, nam giới hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Tuy nhiên, trên thực tế t.rẻ e.m cũng có thể mắc xơ gan. Vậy xơ gan ở t.rẻ e.m có nguy hiểm không?

Bệnh gan ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

SKĐS – Bệnh gan thường gặp ở người lớn, tuy nhiên ở trẻ cũng gặp phải thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Trẻ mắc phải căn bệnh này ngày một nhiều hơn và đang là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa. Chính vì vậy, hiểu về viêm gan ở t.rẻ e.m có thể phòng tránh được những hệ lụy sau này.

1. Nguyên nhân xơ gan ở trẻ

Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan. Ở t.rẻ e.m, xơ gan cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn đường mật và điều kiện di truyền là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Tiếp đến là do xơ nang, viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi mạn tính bởi virus viêm gan B hoặc C; Viêm xơ đường mật thứ phát… dẫn đến xơ gan.

Một số bệnh lý di truyền như bệnh Wilson và một số các khiếm khuyết tim bẩm sinh di truyền, các rối loạn hiếm gặp khác… cũng có thể dẫn đến xơ gan ở trẻ.

xo gan o tre em nguy hiem ra sao 4c8 6424369

Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan

2. Nhận biết xơ gan ở trẻ

Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu của xơ gan, trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.

Ở các giai đoạn sau, tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau.

Nhưng các triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m thường gặp là vàng da, vàng mắt – điều này xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.

Gan thu thập Bilirubin để được đưa ra khỏi cơ thể qua phân. Khi gan bị xơ, quá trình này bị gián đoạn, khiến cho Bilirubin xâm nhập vào các mô và niêm mạc như da và mắt, làm đổi màu các mô.

Tuy nhiên, triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m này chỉ đúng với những trẻ đã trên 9 tháng t.uổi. Trẻ sơ sinh dưới 9 tháng t.uổi thường bị vàng da sinh lý. Đây là tình trạng lành tính, có thể tự hết, không liên quan tới các bệnh gan.

Trẻ bị xơ gan dễ bị bầm tím hoặc c.hảy m.áu do không thể sử dụng vitamin K có trong cơ thể. Kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, sụt cân bất thường do xơ gan làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ngứa da do xơ gan làm tắc đường mật, khiến mật và độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, các biểu hiện khác như phân nhạt màu, bụng to, chân phù nề, trẻ quấy khóc, kém ăn…

xo gan o tre em nguy hiem ra sao 88a 6424369

Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm.

3. Biến chứng xơ gan ở trẻ

T.rẻ e.m bị xơ gan thường có dấu hiệu chuyển biến nhanh và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng, gan không còn đủ sức để đào thải chất độc dẫn đến tình trạng ứ đọng Amoniac trong m.áu làm trẻ có triệu chứng hôn mê gan và sẽ t.ử v.ong nhanh chóng nếu không kịp điều trị. Bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m cũng có thể làm tăng nguy phát triển ung thư gan. Do đó, nếu có khả năng ghép gan, trẻ có cơ hội sống tốt hơn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi những bất thường ở trẻ để đi khám và điều trị sớm. Chú ý theo dõi các biến chứng và nếu có triệu chứng đặc biệt thì cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay.

4. Điều trị xơ gan ở trẻ

Bệnh xơ gan ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bởi vì gan là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tham gia vào quá trình thải độc cơ thể, nếu gan bị tổn thương chất độc tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, cơ thể bị ứ đọng chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Việc điều trị bệnh xơ gan ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, giai đoạn bệnh, cơ địa từng trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.

Các phương pháp điều trị có thể dùng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng và nguyên nhân cơ bản như: Điều trị n.hiễm t.rùng (nếu có), loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố trong m.áu. Nếu có biến chứng, xơ gan ở giai đoạn muộn thì ghép gan sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất.

xo gan o tre em nguy hiem ra sao aea 6424369

Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo.

Tóm lại: Xơ gan là căn bệnh mạn tính, quá trình điều trị bệnh lâu dài, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, tăng cường các loại rau củ quả tươi để bảo vệ chức năng gan tốt hơn.

Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo. Nếu trẻ phải uống các loại thuốc có khả năng gây thương tổn cho gan cần tham khảo bác sĩ điều trị bệnh gan cho trẻ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không điều trị theo mách bảo vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *