Bị sốt xuất huyết, nên và không nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao và suy nhược, có thể dẫn đến chán ăn, để giúp phục hồi nhanh hơn, bạn nên ăn và tránh những thực phẩm dưới đây.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ 3 -14 ngày sau khi nhiễm bệnh, bao gồm sốt cao, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau cơ và khớp, mệt mỏi và phát ban trên da (thường xuất hiện từ 2-5 ngày sau khi bắt đầu sốt).

Sau khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể bị suy giảm, nếu để bệnh lâu khỏi có thể gây ra biến chứng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh được chăm sóc đúng cách và tăng cường sức đề kháng. Một trong những biện pháp đơn giản là có một chế độ ăn uống hợp lý.

bi sot xuat huyet nen va khong nen an gi de nhanh hoi phuc f73 6446131

(Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên và không nên ăn để nhanh khỏi bệnh:

Thực phẩm nên ăn

Lá đu đủ

Lá đu đủ rất giàu các enzym như papain và chymopapain, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.

Ngoài ra, lá đu đủ cũng được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết bởi vì khi mắc bệnh này, lượng tiểu cầu giảm đáng kể và lá đu đủ lại làm tăng số lượng tiểu cầu.

Bạn có thể sử dụng lá đu đủ dưới dạng nước ép. Tuy nhiên, không được quá lạm dụng phương pháp để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Quả lựu

Lựu rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ăn lựu làm giảm cảm giác kiệt sức và mệt mỏi.

Là một nguồn giàu chất sắt, lựu rất có lợi cho m.áu. Loại quả này cũng giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong m.áu bình thường, rất cần thiết để phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Trái cây có múi

Cam và bưởi rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C. Ăn cam, bưởi giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus. Hơn nữa, chất xơ trong những loại quả này còn giảm tình trạng khó tiêu và buồn nôn cho người bệnh.

Kiwi

Kiwi chứa nhiều vitamin A, vitamin E và kali giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, đồng thời hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Đồng trong quả kiwi đặc biệt giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

Nghệ

Nghệ là một chất khử trùng và giúp tăng cường trao đổi chất. Điều này giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một nguồn vitamin K tuyệt vời hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Do đo, loại thực phẩm này nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân sốt xuất huyết.

Cải bó xôi

Rau cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt và axit béo omega-3 giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.

Nước dừa

Bệnh sốt xuất huyết thường dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy, sẽ vô cùng có lợi khi uống nước dừa bởi loại nước này giúp duy trì mức điện giải và giảm suy nhược.

bi sot xuat huyet nen va khong nen an gi de nhanh hoi phuc 6ee 6446131

(Ảnh: Shutterstock)

Nước trái cây

Nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, là nguồn cung cấp vitamin tốt, giúp tăng cường miễn dịch và khắc phục tình trạng suy nhược.

Ăn cháo loãng

Ăn cháo vừa cung cấp carbohydrate vừa khiến người bệnh cảm thấy dễ nuốt và cũng dễ tiêu hóa hơn, từ đó giúp tránh bị đầy hơi và nặng bụng sau khi ăn quá nhiều.

Thực phẩm nên tránh

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến huyết áp cao và cholesterol cao. Điều này có thể gây cản trở con đường hồi phục của bạn vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Thức ăn cay

Thức ăn cay là điều tối kỵ đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Nó có thể khiến axit tích tụ trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch. Tổn thương này cản trở quá trình hồi phục vì cơ thể đang phải chống chọi với bệnh tật.

Đồ uống có chứa caffein

Cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng nhưng bạn nên tránh đồ uống có chứa caffein. Những thức uống này gây nhịp tim nhanh, mệt mỏi, và phá vỡ cơ bắp.

Số ca mắc sốt xuất huyết nặng tại TP.HCM tăng gấp 5 lần

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 6 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết, tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết, tính đến 12h trưa 12/5, thành phố có 7.129 ca sốt xuất huyết, tăng 10,77% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số ca nặng là 158 ca, tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ.

Hiện thành phố ghi nhận 6 ca t.ử v.ong, tăng 200%. Ông Tâm nhấn mạnh, đây là dịch bệnh rất đáng báo động. Ngành y tế đang giám sát chặt chẽ công tác phòng chống, thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc.

so ca mac sot xuat huyet nang tai tphcm tang gap 5 lan e7a 6444626

Kiểm tra đột xuất công tác phòng chống sốt xuất huyết tại công trình xây dựng.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Tâm, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị, không phải như bệnh COVID-19 đã có vaccine và có thuốc Molnupiravir nên hoạt động quan trọng nhất là vẫn là phòng ngừa.

Thành phố đang cao điểm mùa mưa, cần phải ngăn chặn việc đọng nước, loại bỏ những địa điểm, vật dụng có thể tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng. Người dân cần lưu ý nếu biểu hiện như sốt, nhức mỏi đau cơ không có nguyên nhân, hoặc có xuất huyết da thì sớm đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lãnh đạo HCDC cũng thông tin thêm, tính đến trưa 12/5, TP.HCM có 1.283 ca mắc tay chân miệng. Tính theo số ca thì trong tuần tăng gấp 4 lần so với trung bình các tuần trước đó, nhưng nếu so sánh theo cùng kỳ năm ngoái thì vẫn đang thấp, giảm 85%. Hiện có 2 ca nặng và chưa có trường hợp t.ử v.ong. Tuy nhiên, thành phố không chủ quan lơ là, tiếp tục giám sát chặt chẽ để hạn chế ngăn chặn bùng phát dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *