Nhiều người có thói quen ăn thức ăn thật nóng, vì cho rằng ăn khi nóng, thực phẩm mới giữ nguyên vẹn các vitamin và khoáng chất, ăn nóng kích thích sự ngon miệng.
Nhưng thói quen đó lợi bất cập hại.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn quá nóng hay quá lạnh cũng đều không tốt và gây tổn hại tới đường ruột cùng các bộ phận trong cơ thể.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư vùng miệng, ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 đến 60 độ C. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.
Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 đến 80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới 90 độ C sẽ gây tổn thương nặng nề cho đường ruột.
Nếu bạn thường xuyên uống canh nóng thì hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột sẽ ngày càng bị tổn thương nặng nề. Thức ăn có nhiệt độ phù hợp chính là không quá nóng hoặc không quá lạnh.
Đồng thời, khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ của nước. Độ ấm của nước trong khoảng từ 18 độ C đến 45 độ C là phù hợp. Uống nước quá nóng không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới răng.
Mặt khác nếu ăn nóng lâu dài sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh có sẵn ở khoang miệng, thực quản, dạ dày….
Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn thức ăn quá nóng sẽ làm tổn thương tế bào vị giác trên lưỡi ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, suy giảm khả năng vị giác dẫn đến chán ăn… Ăn thức ăn quá nóng còn ảnh hưởng tới chất lượng men răng…
Một nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư Quốc tế đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống trà nóng và ung thư thực quản – và cụ thể nhiệt độ là nguyên nhân đáng lo ngại.
Theo đó, việc nhiều năm ăn, uống đồ nóng là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với ung thư thực quản. Bất kỳ loại thức ăn hoặc chất lỏng nào nóng đều có khả năng gây kích ứng niêm mạc cổ họng và thực quản. Chính nhiệt độ là yếu tố rủi ro lớn nhất.
Khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó quá nóng, nó có thể gây ra tổn thương ở niêm mạc cổ họng hoặc thực quản. Những tổn thương này (đặc biệt nếu nó lặp lại nhiều lần) có thể dẫn đến viêm mãn tính và hình thành các tế bào ung thư.
Theo các nhà khoa học ở Kenya, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm và đồ uống nóng hơn 60 độ C có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn những người khác. Chấn thương nhiệt từ thức ăn và đồ uống nóng là nguyên nhân có thể gây ra các vết loét ở họng và thực quản, dẫn đến ung thư.
Những người thích uống trà ở khu vực tây Kenya nằm trong số những người thường uống trà nóng nhất thế giới. Đồ uống của họ thường nóng đến 72,1 độ C.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thích uống trà nóng hơn 60 độ C và uống nhiều hơn hai cốc lớn mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn 90%.
Ăn thức ăn quá nóng sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là thực quản. Bởi đây là cơ quan tiêu hóa rất nhạy cảm đối với những loại thức ăn quá nóng. Khi ăn thức ăn nóng nhiều lần sẽ làm bỏng thực quản, tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm thực quản. Niêm mạc thực quản không thể tiếp tục tự khỏi thì cuối cùng sẽ hình thành các tế bào ung thư.
Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng thức ăn và đồ uống ở mức độ nóng vừa phải, như thế các chất dinh dưỡng vẫn đảm bảo mà lại không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Có nên rửa sạch trứng trước khi cho vào tủ lạnh?
Rửa trứng hay không rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh là băn khoăn của nhiều bà nội trợ.
Trứng là món ăn thông dụng nên các gia đình thường mua để sẵn trong tủ lạnh. Trứng có nguồn chất béo rất quý, đó là Lecithin vì Lecithin, ít có ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành).
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trước khi bảo quản trứng trong tủ lạnh, trứng cần thiết được làm sạch, để loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn dính trên bề mặt vỏ. Nếu không như vậy, vô hình dung chúng ta đã đưa thực phẩm không an toàn để bảo quản, có thể là một trong các nguyên nhân làm lây nhiễm chéo, từ thực phẩm không an toàn sang thực phẩm an toàn.
Trước khi bảo quản trứng trong tủ lạnh, trứng cần thiết được làm sạch, để loại bỏ các chất bẩn. (Ảnh minh họa)
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, se len, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol…
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do nó chứa men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80C men này sẽ bị phá huỷ. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hoá, hấp thu.
Lecithin trong trứng có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch (liên quan tới bệnh tăng huyết áp, tim mạch) và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến lưu ý, lòng đỏ nên ăn có liều lượng, trước 40 t.uổi ăn 3 lòng đỏ/tuần, sau 40 t.uổi là 2 lòng đỏ/tuần, nếu có rối loạn tăng lipid m.áu chỉ nên ăn 1 lòng đỏ/tuần. Trẻ từ một t.uổi trở lên nên ăn 5-6 lòng đỏ/tuần.