Bệnh zona thần kinh: Biến chứng có nguy hiểm?

Zona thần kinh là căn bệnh n.hiễm t.rùng thường gặp. Virus gây bệnh zona thần kinh thuộc loại Virus Herpes, cũng là virus gây bệnh thủy đậu.

Bệnh tương đối lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1.Một số lưu ý về bệnh zona thần kinh

-Zona thần kinh thường xuất hiện vào mùa xuân. Bệnh còn được gọi là giời leo do virus Varicella-zoster gây ra. Cùng do virus gây ra như thủy đậu nhưng zona có thể tái phát nhiều lần, dù không mấy nguy hiểm nhưng gây đau đớn ảnh và hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ.

-Bệnh thường đặc trưng bởi các vết ban đỏ ở da, sau đó sẽ hình thành dải mụn nước, tập trung ở 1 bên của cơ thể người bệnh. Lúc đó, người bệnh có cảm giác đau rát do dây thần kinh tổn thương. Vị trí hay gặp là mặt, cổ, tai, lưng…

-Kèm với dấu hiệu trên, người bệnh sẽ có thể gặp một số triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, yếu cơ, nhạy cảm với ánh sáng,…

-Các triệu chứng zona thần kinh thường không kéo dài. Thường Sau khi điều trị từ 2 – 3 tuần, bệnh sẽ khỏi và hầu hết không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ở đối tượng có đề kháng kém, hay chủ quan điều trị không đúng sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như: mất thính giác, thị lực, viêm thận, viêm gan, viêm não…

Vì thế người bệnh nếu triệu chứng bệnh không biến mất sau 1 tháng, thậm chí bệnh tiến triển nặng hơn cần tới ngay cơ sở tế để được khám và điều trị.

benh zona than kinh bien chung co nguy hiem 41c 6425373

Zona thần kinh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm

2. Biến chứng của bệnh zona thần kinh

Tùy vào thể trạng bệnh, vị trí tổn thương mà bệnh có thể gây các biến chứng khác nhau, như: mất thính giác, thị lực, đau tai, thậm chí dẫn đến viêm phổi, viêm não… Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Một số biến chứng của zona thần kinh như:

Đau dây thần kinh sau Zona

Có khoảng 5 – 20% người bệnh zona thần kinh bị biến chứng này. Đau dây thần kinh gây tình trạng đau đớn kéo dài ngay cả khi phát ban, viêm rộp đã hết. Hầu hết các dây thần kinh chưa kịp phục hồi vẫn trong tình trạng viêm gây đau đớn ở mức độ vừa phải đến nặng nề cho bệnh nhân

Cơn đau dây thần kinh sau zona thường là những cơn đau cục bộ, xuất hiện liên tục, kèm theo cảm giác tê nhức, ngứa ran rất khó chịu. Biến chứng này có thể kéo dài nhiều tháng tùy vào tình trạng và thể trạng của người bệnh. Biến chứng này nếu không được điều trị sớm có thể gây rối loạn hoạt động thần kinh và làm ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh

Gây sẹo

benh zona than kinh bien chung co nguy hiem 404 6425373

Đối phó với đau sau zona thần kinh

Các tổn thương da sau zona thần kinh gây ra có thể để lại những vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt nếu những vết sẹo xuất hiện ở vành tai, mặt hay cổ. Tùy cơ địa của từng người mà mức độ gây sẹo của bệnh là khác nhau, tuy nhiên điều trị sớm giúp ngăn ngừa tối đa hình thành sẹo.

Suy giảm thị lực, mất thị lực

Khi zona thần kinh bị gần mắt sẽ ảnh hưởng tác động rất nhạy cảm và có nguy cơ gây biến chứng rất cao. Virus có thể gây tổn thương mắt phía trong hoặc chỉ vùng da bên ngoài, tuy nhiên chúng có thể tấn công gây tổn thương giác mạc làm mắt bị viêm, đỏ kéo dài. Nếu không được điều trị đúng dần sẽ gây giảm thị lực, thậm chí mất thị lực.

Hội chứng Ramsay Hunt

Đây là biến chứng nặng của bệnh zona thần kinh. Khi bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên, các mụn nước có thể xuất hiện ở cả tai và miệng làm bệnh nhân đau tai trầm trọng, tê liệt mặt và có thể mất thính giác. Đa số các trường hợp mắc hội chứng Ramsay Hunt sẽ giảm dần và hết khi tình trạng viêm đau dây thần kinh được cải thiện và chữa trị.

Có thể mất thính giác

Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của zona thần kinh. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác như gây ù tai, khó nghe, thậm chí có thể bị điếc hoàn toàn.

Những biến chứng khác

Khi zona thần kinh xâm nhập và gây hại đến các cơ quan khác của cơ thể, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não… Viêm não là biến chứng nặng cấp tính cần điều trị khẩn cấp vì nó có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nhìn chung biến chứng zona thần kinh không thường gặp, bệnh sẽ diễn biến lành tính và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên nếu chẳng may gặp phải, bệnh nhân cần điều trị sớm tại cơ sở y tế để giảm đau đớn, khó chịu cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

benh zona than kinh bien chung co nguy hiem 4c6 6425373

Zona thần kinh có thể gây viêm phổi

3. Ai có nguy cơ bị biến chứng zona thần kinh?

Người bệnh chủ quan, điều trị không đúng, phát hiện muộn… đều có thể gặp phải biến chứng của zona thần kinh. Tuy nhiên, biến chứng lại hay gặp ở những người có hệ miễn dịch kém như:

-Người cao t.uổi: T.uổi càng cao, người bệnh càng dễ bị biến chứng zona và mức độ nặng hơn. Nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn cũng hay gặp ở người cao t.uổi.

-Người bị các bệnh suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS là cơ hội thuận lợi cho virus zona phát triển và gây hại.

-Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

-Người bị ung thư, đang điều trị ung thư

-Người vừa ghép tạng hoặc đang ốm nặng: Bệnh nhân sức đề kháng yếu rất dễ bị virus tấn công gây biến chứng

benh zona than kinh bien chung co nguy hiem 932 6425373

Người cao t.uổi mắc zona dễ bị biến chứng nặng hơn

Biến chứng zona thần kinh thường ít gặp song nếu không được xử trí sớm sẽ khiến sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm ảnh hưởng đến tính mạng. Việc điều trị zona thần kinh là hạn chế thương tổn trên da, chống bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng và giảm đau.

4.Chăm sóc người bị zona thần kinh

Chế độ chăm sóc tốt giúp hạn chế biến chứng cũng như nguy cơ để lại sẹo cho người bệnh.

Vệ sinh, chăm sóc vùng da bị tổn thương

– Dùng gạc nước mát và sạch đắp lên vùng da nổi mụn nước để giảm đau và ngứa

– Tránh tiếp xúc với nước bẩn, hóa chất

– Vệ sinh sạch vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng kem bôi theo chỉ dẫn bác sĩ

– Khi vùng da bị bệnh lành, dùng kem dưỡng ẩm hoặc tinh chất thúc đẩy làm lành, không để lại sẹo.

Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho người bệnh

Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày gồm: lysine (có nhiều trong sữa, cá, phomat, thịt gà,…), Vitamin B6, B12, kẽm và Vitamin C.

Hạn chế các loại thực phẩm khiến tổn thương lâu lành, n.hiễm t.rùng và để lại sẹo như: chất béo, đồ uống có cồn, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, socola…

Bác sĩ cũng sốc: Người đàn ông bị nấm đen phát triển trong não

Người đàn ông 35 t.uổi ở Mỹ bị đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Sau khi tiến hành rất nhiều xét nghiệm, bác sĩ phát hiện một loại nấm đen đang phát triển trong não ông.

Người đàn ông trong câu chuyện này là Tyson Bottenus. Không chỉ bị đau đầu dữ dội, ông còn bị liệt mặt và một số triệu chứng khác, theo trang tin Daily Mail (Anh).

bac si cung soc nguoi dan ong bi nam den phat trien trong nao ca4 6317258

Ông Tyson Bottenus bị đau đầu dữ dội, liệt mặt và một số triệu chứng khác do não bị nhiễm nấm đen. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Ông quyết định đến bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ đã thực hiện rất nhiều xét nghiệm khác nhau, từ sinh thiết não, chọc dò tủy sống, xét nghiệm m.áu, chụp MRI và CT. Trong đó, 2 lần sinh thiết đầu tiên đã không phát hiện gì bất thường.

Điều này khiến các bác sĩ bối rối vì họ nghi ngờ ông Bottenus bị ung thư não. Tuy nhiên, kết quả lần sinh thiết thứ 3 đã làm các bác sĩ bị sốc.

Ông Bottenus bị nhiễm một loại nấm đen có tên khoa học là Cladophialophora bantiana. Chúng phát triển trong não và hình thành bọc mủ. Đây là tình trạng cực kỳ hiếm gặp.

Ca bệnh của ông Bottenus còn kỳ lạ hơn khi triệu chứng bệnh đã kéo dài nhiều năm. Bác sĩ cho biết 70% số người bị nhiễm loại nấm này trong não sẽ t.ử v.ong.

Ông Bottenus không biết vì sao loại nấm mốc đen đó lại phát triển trong não mình. Tuy nhiên, ông nghi ngờ có thể đã bị nhiễm trong chuyến du lịch đến Costa Rica.

Các nghiên cứu cho thấy nấm có thể lây nhiễm vào cơ thể người qua đường hô hấp hay vết thương. Do đó, người đàn ông tin rằng có khả năng ông đã hít phải bụi có lẫn nấm hoặc cũng có thể chúng xâm nhập qua vết thương ở khuỷu tay, sau đó đi vào mạnh m.áu và đến não.

Thật không may là bọc mủ do nhiễm nấm gây ra lại nằm quá gần với các bộ phận quan trọng trong não. Do đó, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ không thể thực hiện. Bác sĩ đã chọn cách dùng thuốc chống nấm và steroid để kiểm soát bệnh tình của ông Bottenus.

Tuy nhiên, đến năm 2020, ông Bottenus đã ngưng sử dụng thuốc steroid. Lúc đó, Covid-19 đang lây lan và ông lo ngại dùng steroid sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Hậu quả là bọc mủ không được kiểm soát nên chèn ép não, khiến áp lực nội sọ tăng gấp 15 lần bình thường.

Tình trạng này khiến ông Bottenus bị đột quỵ, suy giảm thị lực, không thể nói chuyện. Hiện tại, bệnh tình của ông đã thuyên giảm, thị lực đang dần khôi phục, theo Daily Mail.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *