Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Công giáo Louvain (UC Louvain) của Bỉ đã xác định được cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể người và gây ra bệnh COVID-19.
Virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng dễ lây lan và “né” hệ miễn dịch. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới phát hiện ra cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào tế bào, đồng thời mở ra triển vọng lớn về việc sản xuất một loại thuốc kháng virus dạng xịt, có thể t.iêu d.iệt virus trong trường hợp bị lây nhiễm hoặc tiếp xúc có nguy cơ cao.
Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào thực sự hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 khi chúng luôn đe dọa tái phát dưới dạng này hay dạng khác vào một thời điểm nào đó. Nhận thức rõ rằng việc phát triển một loại thuốc kháng virus để ngăn ngừa lây nhiễm đòi hỏi phải hiểu rõ hơn về các cơ chế chính xác ở cấp độ phân tử, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học công nghệ phân tử của UCLouvain – do nhà khoa học David Alsteens đứng đầu – đã tiến hành nghiên cứu từ hai năm nay về cơ chế xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử để nghiên cứu sự tương tác giữa axit sialic (AS), các loại cặn đường có trên bề mặt tế bào và protein gai của SARS-CoV -2.
Theo các nhà khoa học, tất cả các tế bào đều được bao phủ bởi cặn đường, chúng có vai trò thúc đẩy quá trình nhận biết tế bào. Điều này cho phép virus dễ dàng xác định mục tiêu của chúng hơn, đồng thời coi đây là điểm bám để giúp chúng xâm nhập vào tế bào chủ và bắt đầu lây nhiễm.
Các nhà nghiên cứu của UCLouvain đã tập trung vào một biến thể của những loại đường này nhưng có mức độ tương tác với protein gai mạnh mẽ hơn so với các loại đường khác và họ đã tìm ra “chìa khóa” cho phép virus xâm nhập tế bào.
Theo các nhà khoa học, do virus được tạo thành từ một loạt các protein đột biến, các loại giác hút cho phép chúng bám vào tế bào và cuối cùng xâm nhập vào bên trong. Virus tìm thấy càng nhiều “chìa khóa” thì khả năng tương tác với tế bào càng tốt và “cánh cửa” sẽ mở ra càng lớn. Do đó, điều quan trọng là tìm ra cách virus quản lý để nhân lên các chìa khóa xâm nhập.
Để làm được điều này, các nhà khoa học đã chặn các đ.iểm gắn của protein gai và do đó loại bỏ mọi tương tác với bề mặt tế bào. Để làm được điều này, một trong những điều kiện là sự tương tác giữa virus và tác nhân ngăn chặn phải mạnh hơn sự tương tác giữa virus và tế bào.
Giáo sư David Alsteens giải thích: “Chúng tôi đã chứng minh rằng các cấu trúc đa hóa trị (hoặc glycocluster) với nhiều axit sialic 9-O-acetyl hóa trên bề mặt của chúng cũng có thể ngăn chặn kết nối hơn là lây nhiễm SARS-CoV-2″. Nếu virus không bám vào tế bào, chúng mất khả năng xâm nhập và sẽ c.hết trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 5 giờ. Nhờ sự tắc nghẽn này, sự lây nhiễm được ngăn chặn.
Giới khoa học đ.ánh giá khám phá này có lợi thế là hoạt động trên virus, độc lập với các đột biến và cũng sẽ chứng minh điều tương tự trong tương lai, để chống lại các virus khác có các yếu tố gắn kết tương tự. Các nhà khoa học của UCLouvain sẽ thực hiện các thử nghiệm trên chuột để áp dụng cách ngăn chặn các liên kết của virus và quan sát xem chúng có hoạt động trên cơ thể sinh vật này hay không.
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả này sẽ cho phép phát triển một chất kháng virus từ những loại đường nêu trên, được sử dụng dưới dạng xịt, dành cho những trường hợp lây nhiễm COVID-19 hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao do đã tiếp xúc người mắc bệnh.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.