Cấp cứu vì đang tiêm filler tại tiệm cắt tóc thì gãy kim

Các bác sĩ BV Hùng Vương Phú Thọ vừa cấp cứu cho một bệnh nhân làm đẹp tại tiệm làm tóc, đang tiêm filler thì gãy kim khiến kim cắm trong má.

Bệnh nhân nữ đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám sau khi tiêm filler xóa rãnh mũi má nhưng gặp sự cố gãy kim tiêm, đầu kim cắm sâu vào má.

Sau khi thực hiện chụp CT scanner cho kết quả hình ảnh dị vật khoảng 1cm vị trí phần mềm cánh mũi phải, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thủ thuật lấy dị vật. Sau 10 phút thủ thuật – dị vật là đầu kim đã lấy ra từ vùng má bệnh nhân.

Các bác sĩ BV Đa khoa Hùng Vương cảnh báo làm đẹp là nhu cầu chính đáng và bình thường của tất cả mọi người đặc biệt là chị em phụ nữ tuy nhiên cần làm đẹp an toàn, tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ uy tín.

cap cuu vi dang tiem filler tai tiem cat toc thi gay kim 62f 6419176

Tiêm chất làm đầy tại tiệm cắt tóc thì gãy kim

Theo PGS Nguyễn Hồng Hà – Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt và thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, hiện nay Việt Nam đối mặt với một làn sóng các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ ‘chui’. Rất nhiều cơ sở không được phép như spa, cửa hàng cắt tóc gội đầu, chăm sóc da, phun xăm thẩm mỹ cũng làm phẫu thuật, thủ thuật tạo hình thẩm mỹ.

PGS Hà cho biết họ truyền nhau cách làm, tự mua, mượn máy móc thực hiện. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, các phẫu thuật, thủ thuật như nâng ngực, nâng mũi, tạo hình hai mí, độn cằm, tiêm filler hay botox phải được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa được cấp phép và do bác sĩ chuyên ngành tạo hình thẩm mỹ thực hiện. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở các nước phát triển cũng phải mất 12 tới 14 năm đào tạo mới hành nghề được.

Tiêm chất làm đầy người có chuyên môn có thể tiêm từng mũi nhỏ, vừa tiêm vừa nghe ngóng. Người không được đào tạo thường cố gắng ‘tống’ cả một xilanh chất đó vào thật nhanh.

Tại BV Việt Đức, các ca tai biến nặng sau làm thẩm mỹ đều được thực hiện bởi những cơ sở không có giấy phép thực hành phẫu thuật thẩm mỹ.

Đắp tỏi điều trị Covid-19, bé 2 tháng t.uổi nguy kịch

Thấy trẻ mắc Covid-19 bị sốt cao không hạ, gia đình lấy đắp tỏi vùng bụng và đắp lá vùng thóp.

Bé chỉ được đưa đến viện khi có cơn co giật kéo dài, người tím tái, vùng bụng bỏng độ 1.

dap toi dieu tri covid 19 be 2 thang tuoi nguy kich 79b 6360371

Bệnh nhi 2 tháng t.uổi vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu trong tình trạng sốt cao 40 độ, li bì, co giật nhiều cơn kéo dài, tím tái, bỏng vùng bụng độ 1. Kết quả test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, cho trẻ thở máy và dùng vận mạch, an thần, kháng sinh. Sau khi được cấp cứu, trẻ đã may mắn vượt qua giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhi được thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và thống nhất chẩn đoán: Theo dõi viêm não, màng não, shock nhiễm khuẩn, nhiễm SARS-CoV-2.

Gia đình cho biết, bé bị nhiễm Covid-19 ngày thứ 4, sốt cao, bú kém. Do uống thuốc hạ sốt không giảm sốt, gia đình đã đắp tỏi vùng bụng của bé để chữa Covid-19 và đắp lá vùng thóp để hạ sốt. Tuy nhiên tình trạng bé ngày càng nặng, sốt li bì, vùng bụng phồng rộp, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ trực tiếp cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch. Với những bé sơ sinh khi nhiễm Covid-19 rất dễ chuyển biến nặng nếu không được theo dõi và chăm sóc kịp thời. Hiện, tình trạng bé ổn định hơn và được chăm sóc đặc biệt

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi trẻ mắc virus SARS-CoV-2, nếu trẻ sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, phụ huynh cần cho trẻ đến viện để được thăm khám và xử trí. Ngoài tình trạng co giật do sốt, khi trẻ mắc Covid-19 dễ bội nhiễm vi khuẩn gây shock nhiễm khuẩn, hoặc bản thân virus SARS-CoV-2 có thể tấn công vào nhiều cơ quan như: tim, phổi, thần kinh….Đặc biệt, cha mẹ không được dùng tỏi, lá thuốc hoặc bất cứ loại thuốc nào không được các bác sĩ kê đơn để đắp hoặc cho trẻ uống.

Hãy cho trẻ nhập viện ngay khi mắc Covid-19 có các triệu chứng sau:

– Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, co giật do sốt cao đơn thuần.

– Nhịp thở nhanh.

– Thần kinh: mệt, bỏ hoặc không ăn uống được, khó chịu, quấy khóc, ý thức giảm khó đ.ánh thức.

– Dấu hiệu khác: tiêu chảy nhiều, nôn, mất nước rõ: mắt trũng, môi khô, khóc không có nước mắt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *