Căn bệnh bí ẩn khiến 17 trẻ phải ghép gan, 1 bé t.ử v.ong

169 bệnh nhi đã nhiễm viêm gan cấp tính không phải do các loại virus thông thường gây ra.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết, ít nhất một bệnh nhi đã t.ử v.ong do căn bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.

Theo WHO, có 169 ca bệnh đã được ghi nhận ở t.rẻ e.m tại 12 quốc gia. Các cơ quan y tế trên toàn thế giới đang điều tra sự gia tăng số trường hợp viêm gan nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Đến ngày 21/4, các ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện ở Vương quốc Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Israel, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Italy, Na Uy, Pháp, Rumani và Bỉ. Vương quốc Anh có số ca nhiều nhất, 114 bệnh nhi.

Các trường hợp rải rác từ 1 tháng tới 16 t.uổi, 17 trẻ đã phải ghép gan.

can benh bi an khien 17 tre phai ghep gan 1 be tu vong 043 6417138

(Ảnh minh họa: CNN)

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Họ nghi ngờ có sự tác động của một loại virus.

Loại virus cảm lạnh thông thường có tên adenovirus đã được phát hiện trong ít nhất 74 trường hợp. Ngoài ra, có 20 trẻ nhiễm virus SARS-CoV-2. 19 trẻ nhiễm cả hai loại virus trên.

Adenovirus thường gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm lạnh, nôn mửa và tiêu chảy. Hầu hết mọi người phục hồi mà không có biến chứng.

Một số chuyên gia tin rằng hệ miễn dịch suy yếu của t.rẻ e.m sau những khoảng thời gian giãn cách lặp lại có thể là yếu tố thúc đẩy tình trạng trên.

Các quan chức y tế Mỹ đã gửi cảnh báo tới các bác sĩ trên toàn quốc đề phòng các triệu chứng của bệnh viêm gan ở t.rẻ e.m, có thể liên quan đến virus cảm lạnh.

Riêng ở Anh, trong số hơn 100 ca bệnh nhi mắc viêm gan bí ẩn, có tới 8 trẻ phải ghép gan.

Tiến sĩ Meera Chand, Giám đốc phụ trách n.hiễm t.rùng tại Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với Dịch vụ Y tế Quốc gia và các đồng nghiệp y tế công cộng ở Scotland, Wales và Bắc Ireland để nhanh chóng điều tra một loạt các yếu tố khiến t.rẻ e.m phải nhập viện do viêm gan”.

“Thông tin thu thập được thông qua các cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy mối liên quan với adenovirus. Tuy nhiên, chúng tôi đang điều tra kỹ lưỡng các nguyên nhân tiềm ẩn khác”.

“Các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay sạch sẽ và vệ sinh đường hô hấp kỹ lưỡng, giúp giảm sự lây lan của nhiều bệnh n.hiễm t.rùng thông thường, bao gồm cả adenovirus. Chúng tôi kêu gọi các bậc cha mẹ và người giám hộ cảnh giác với dấu hiệu của viêm gan và liên hệ với bệnh viện nếu thấy lo lắng”.

Các triệu chứng viêm gan bao gồm nước tiểu sẫm màu, phân xám, ngứa da, vàng da, sốt, nôn mửa, chán ăn, đau cơ và khớp.

Bệnh thường do virus viêm gan A, B, C,D, E gây ra. Nhưng trong những ca bệnh nhi mới phát hiện không có các virus trên.

Tiến sĩ Kimberly Marsh, nhà dịch tễ học tại Y tế Công cộng Scotland, đ.ánh giá, hệ miễn dịch của t.rẻ e.m có thể suy yếu do những hạn chế của đại dịch.

Ghép tạng của cha cho b.é t.rai 9 tháng t.uổi mắc bệnh gan giai đoạn cuối

Bệnh nhi 9 tháng t.uổi nhập viện trong tình trạng khá nặng. Do thiếu m.áu và rối loạn đông m.áu nặng, trẻ thường xuyên phải sử dụng các chế phẩm m.áu và các thuốc điều trị hỗ trợ.

Ghép gan t.rẻ e.m là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất của ghép tạng, với những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn lẫn kỹ thuật.

TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng Khoa Gan Mật – Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, bệnh nhi vừa được ghép gan thành công là b.é t.rai 9 tháng t.uổi, ở Lâm Đồng, cân nặng 8.2 kg. Bệnh nhi được chỉ định ghép gan do có bệnh gan giai đoạn cuối do tình trạng xơ gan mật tiến triển của trẻ teo mật bẩm sinh

Thời điểm nhập viện, tình trạng của bệnh nhân đã khá nặng. Do thiếu m.áu và rối loạn đông m.áu nặng, trẻ thường xuyên phải sử dụng các chế phẩm m.áu và các thuốc điều trị hỗ trợ. Để cứu sống bệnh nhi, ghép gan là phương pháp duy nhất. Đây là ca ghép gan thành công thứ 25 tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là ca ghép gan được thực hiện hoàn toàn bởi các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương.

ghep tang cua cha cho be trai 9 thang tuoi mac benh gan giai doan cuoi 808 6379667

Các bác sĩ thực hiện ca ghép gan

Các bác sĩ cho biết, teo mật bẩm sinh là một bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật. Tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/10.000 trẻ sơ sinh sống. Đây là bệnh khiến toàn bộ hệ thống đường mật trong và ngoài gan đều bị tổn thương gây hậu quả xơ gan mật với các hậu quả nặng nề. Tuy được phẫu thuật nối mật-ruột (phẫu thuật Kasai), một số trẻ teo mật bẩm sinh vẫn có tình trạng xơ gan mật tiến triển và cần có chỉ định ghép gan điều trị.

PGS.TS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp thực hiện và chỉ đạo kỹ thuật ca ghép gan của bệnh nhi, chia sẻ: “Ca ghép gan này được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp với rất nhiều khó khăn. Vượt qua các khó khăn trong đại dịch để cứu bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo, không đơn thuần là sự làm chủ kĩ thuật ghép tạng và hồi sức của các bác sĩ trong ê kíp, mà còn có sự sẻ chia của các nhân viên y tế khác của bệnh viện. Trong 2 ngày, sau lời kêu gọi, hơn 506 đơn vị m.áu đã được các y bác sĩ bệnh viện cùng các Đoàn viên thanh niên Câu lạc bộ phản ứng nhanh hiến m.áu tình nguyện Công an TP Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân cộng đồng chia sẻ cho ca ghép và những bệnh nhi khác đang cần phẫu thuật”.

Ca ghép gan được chuẩn bị với sự phối hợp của nhiều chuyên gia ở các khoa Gan mật, Ngoại tổng hợp, Gây mê, Hồi sức ngoại, Trung tâm xét nghiệm cận lâm sàng, Ngân hàng m.áu, chẩn đoán hình ảnh… Ngày 14/3, ca đại phẫu được tiến hành, sau 9 giờ căng thẳng, PGS.TS Phạm Duy Hiền và ê kíp phẫu thuật viên Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép gan cho bé thành công. Bệnh nhi được hồi sinh nhờ sự quyết tâm của y bác sĩ cùng sự yêu thương của gia đình, đặc biệt là cha em, người đã hiến một phần gan để cứu sống con mình.

Sau phẫu thuật, hiện bệnh nhi được chăm sóc sau ghép tại khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Chia sẻ về quá trình chăm sóc cho bệnh nhi, TS.BS Đặng Ánh Dương- Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, cho biết, bệnh nhi được chăm sóc hậu phẫu với chế độ hồi sức đặc biệt trong phòng vô khuẩn. Các bác sĩ đã tiến hành cho bệnh nhân thở máy 24 tiếng, hỗ trợ oxy tối đa, duy trì huyết áp, truyền chế phẩm về m.áu để điều chỉnh tình trạng đông m.áu, dùng các thuốc ức chế thải ghép… Sức khoẻ của trẻ sau ghép diễn biến tốt, chức năng khối ghép dần ổn định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *