Hiện nay, đã có rất nhiều trẻ tới lịch tiêm, trễ lịch tiêm các loại vaccine như sởi, rubella, thủy đậu,… do tình hình dịch bệnh. Vậy có nên lùi lịch tiêm các loại vaccine khác khi trùng lịch tiêm với vaccine phòng COVID-19 hay không?
Ngoài vaccine phòng COVID-19 thì t.rẻ e.m cần phải tiêm rất nhiều loại vaccine khác để tránh bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh đang thắc mắc rằng nếu như lịch tiêm vaccine phòng bệnh khác trùng với lịch tiêm vaccine COVID-19 thì phải làm sao? Có thể tiêm song song các loại vaccine được không?
Bà Lê Thiện Quỳnh Như – Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM đã phát biểu trong buổi họp báo tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 chiều 18/4 rằng, theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì vẫn có thể tiêm được. Trẻ có thể tiêm phòng COVID-19 cùng lúc với các loại vaccine khác kể cả cúm mùa, nếu phải tiêm cùng thời điểm thì trong lần tiêm sẽ tiêm ở các vị trí khác nhau”.
Đã có những khuyến cáo cho rằng vaccine COVID-19 nên tiêm cách các loại vaccine nhau ít nhất 14 ngày. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm các vaccine khác trong thời gian qua. Nguy cơ mắc các bệnh khác ngoài COVID-19 là rất cao. Vì vậy, CDC Hoa Kỳ đã thay đổi khuyến cáo, có thể tiêm cùng thời điểm và tiêm ở các vị trí khác nhau.
Những trẻ mới tiêm vaccine COVID-19 thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vaccine khác để tập trung theo dõi phản ứng của vaccine COVID-19
Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, thuận tiện trong việc theo dõi các triệu chứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 thì phụ huynh chỉ nên cho trẻ tiêm những loại vaccine thực sự cần thiết đối với trẻ.
Theo TS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, “không trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho những trẻ trước đó đã tiêm các loại vaccine khác cho dù mới tiêm dưới 14 ngày. Những trẻ mới tiêm vaccine COVID-19 thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vaccine khác để tập trung theo dõi các tác dụng không mong muốn sau tiêm vaccine COVID-19″.
Bác sĩ Nhàn thông tin thêm, “như chúng ta đã biết, hai loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng tiêm cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi thuộc nhóm vaccine mRNA. Vaccine này không bị ảnh hưởng bởi kháng thể lưu hành trong m.áu của người được tiêm vaccine. Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ vaccine phòng COVID-19 là đặc hiệu với protein gai, không bị ức chế hoặc tương tác với các kháng nguyên có trong các loại vaccine hiện có trên thì trường hiện nay, kể cả vaccine sống giảm độc lực như sởi, trái rạ, sởi-quai bị-rubella, …”
Để giúp trẻ khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng chống lại COVID-19 và những căn bệnh khác thì phụ huynh nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, tránh tình trạng chậm trễ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Chiều 10/4: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tiêm vaccine mũi 4; TP HCM ra văn bản khẩn về học trực tiếp từ 12/4
Đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 1 và 2 cho người trên 18 t.uổi đều đạt 100%; Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4; TP HCM ra văn bản khẩn về học trực tiếp từ 12/4.
Cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến chiều ngày 10/4 cho thấy, đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 t.uổi trở lên ở nước ta đến ngày 8/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 100%, tiêm mũi 3 đạt 51,3%. Đối với người từ 12 – 17 t.uổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95,3%.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến chiều ngày 10/4 cho thấy, đến nay cả nước đã tiêm trên 208,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 191.231.565 liều, trong đó mũi 1: 71.382.954 liều; Mũi 2: 69.982.851 liều; Mũi bổ sung: 15.003.297 liều và Mũi 3: 34.862.463 liều.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.229.247 liều, trong đó Mũi 1: 8.819.644 liều; Mũi 2: 8.409.603 liều.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc tiêm mũi tăng cường 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 t.uổi.
UBND TP HCM ra thông báo khẩn về việc học trực tiếp từ ngày 12/4
Ngày 10/4, UBND TP HCM ban hành công văn khẩn về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục từ 1/4.
Theo văn bản trên, UBND TP HCM yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện từ ngày 12/4, tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho tất cả trẻ đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non (kể cả t.rẻ e.m ở độ t.uổi nhà trẻ), tổ chức học tập trực tiếp cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học, chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú giúp phụ huynh học sinh an tâm khi cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến trường.
UBND TP HCM cũng yêu cầu các nhà trường tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải đáp ứng yêu cầu cách ly y tế .
UBND TP HCM giao cho Sở Giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học hoàn thành mục tiêu, đảm bảo chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục…
Bên cạnh đó, tổ chức và hướng dẫn cụ thể việc học tập cho các học sinh thuộc diện phải cách ly y tế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, UBND TP HCM còn giao Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trong suốt quá trình dạy học trực tiếp.