Dấu hiệu cảnh báo tổn thương não hay bị bỏ qua

Đau đầu, suy giảm thị lực, trí nhớ kém dần… thường thấy ở các bệnh nhân gặp vấn đề ở não.

“Việc phát hiện ra khối u não gây cảm giác sợ hãi với mọi người. Có khối u phát sinh trong não và khối u di căn, lây lan từ nơi khác trong cơ thể. Chúng có thể lành tính hoặc ác tính“, bác sĩ giải phẫu thần kinh người Mỹ, Sumeer Sathi, thông tin.

Trong việc đối phó với các khối u não, chẩn đoán sớm có thể giúp đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe não bộ mà bạn không bao giờ được bỏ qua:

Đau đầu

dau hieu canh bao ton thuong nao hay bi bo qua b78 6454249

(Ảnh minh họa: Scripps)

Đây là hiện tượng phổ biến đối với nhiều người nhưng đôi khi là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Lindsay Lipinski, bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Trung tâm Ung thư Roswell Park (New York, Mỹ), cho biết: “Nhiều bệnh nhân có u não bị đau đầu, từ nhẹ đến nặng và không thuyên giảm”.

“Tôi ước tính 50-60% bệnh nhân u não tại Roswell Park bị đau đầu tại thời điểm được chẩn đoán. Triệu chứng đó xảy ra thường xuyên cùng với một bất ổn thần kinh khác, chẳng hạn như động kinh hoặc vấn đề về giọng nói”.

Trí nhớ giảm sút

Các chuyên gia cảnh báo, các trí nhớ suy giảm có thể là dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ. Hiệp hội Alzheimer cho biết: “Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer, đặc biệt ở giai đoạn đầu, là quên những thông tin đã biết gần đây”.

“Người bệnh cũng có thể quên các ngày hoặc sự kiện quan trọng, hỏi lại nhiều lần những câu giống nhau và cần phải dựa vào công cụ hỗ trợ trí nhớ (ví dụ: ghi chú nhắc nhở hoặc thiết bị điện tử) hoặc gia đình cho những việc họ thường tự làm”.

Thay đổi tính cách

Chấn thương não có khả năng dẫn đến thay đổi tính cách. Alphonsa Thomas, Giám đốc Dịch vụ Lâm sàng Ngoại trú tại Viện Phục hồi chức năng Johnson, giải thích: “Các loại chấn thương não, bất kể mức độ nghiêm trọng, đều có thể gây ra thay đổi tính cách. Tình trạng này có thể nhận thấy trong quá trình điều trị và khi ra viện, về với gia đình, cố gắng phục hồi lại các hoạt động bình thường”.

Thị giác bất ổn

Các vấn đề về thị lực là một dấu hiệu phổ biến của chấn động ở não. Chuyên gia Richard Figler nói: ” Đó là một chấn thương não trong thời gian ngắn, thường do va đ.ập. Trong quá trình não cố gắng tự chữa lành, một số các chức năng có nguy cơ bị ảnh hưởng dẫn tới mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn thị giác”.

Trách móc cả ngày vì con lớn quá phiền phức, mẹ nghẹn lòng, day dứt khi đọc dòng tâm sự vỏn vẹn 25 từ trong mẩu giấy nhỏ

Từng dòng chữ khiến người mẹ day dứt, hối hận không nguôi.

Những đ.ứa t.rẻ là tình yêu, là điều kỳ diệu nhất đối với tất cả các ông bố, bà mẹ trên thế giới này. Thế nhưng, có đôi lúc vì mệt mỏi, vì mưu sinh, vì rất nhiều lý do mà người lớn vô tình làm tổn thương con bằng hành động hay lời trách mắng. Những điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tính cách và suy nghĩ của bé trong tương lai.

Trẻ lúc nhỏ vốn rất ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ. Thế nhưng khi bước vào độ t.uổi 3, 4, khủng hoảng t.uổi hay t.uổi dậy thì, sẽ có những giai đoạn con thay đổi tính cách, cãi lại bố mẹ, thậm chí làm những việc khiến người lớn cáu gắt. Đặc biệt là khi một đ.ứa t.rẻ có thêm em, sự phân biệt đối xử giữa 2 con sẽ làm nảy sinh sự đố kị, khó chịu ở con lớn.

Khi một gia đình chào đón thành viên mới, việc quan tâm, chăm sóc và dành nhiều thời gian hơn cho em bé là lẽ đương nhiên. Thế nhưng nếu không biết cách cân bằng, trẻ lớn sẽ cảm thấy tổn thương, bị em “giành” mất điều quý giá nhất cuộc đời là bố mẹ. Từ đó có những hành động phản kháng, chống đối lại bố mẹ mình.

Mới đây, trên mạng xã hội, các phụ huynh liên tục chia sẻ mẩu giấy ghi lại những dòng tâm sự của b.é g.ái khi thấy mẹ quá chiều chuộng em mà bỏ rơi mình. Nguyên văn bức thư của cô con gái vỏn vẹn như sau: Mẹ ghét con lắm à, trước mẹ có thế đâu, mẹ chỉ yêu em trai thôi, con sống trên đời này có ý nghĩa gì “.

trach moc ca ngay vi con lon qua phien phuc me nghen long day dut khi doc dong tam su von ven 25 tu trong mau giay nho bc5 6355079

Những dòng tâm sự chỉ vỏn vẹn vài chữ nhưng chứa đựng rất nhiều nỗi buồn của cô bé lớp 2.

Theo tìm hiểu, người mẹ trong câu chuyện có con gái lớn học lớp 2 và con trai út mới sinh được vài tháng. Từ ngày b.é t.rai ra đời, gia đình ngày nào cũng ngập tràn tiếng cười vì thành viên mới. Thế nhưng, vì mải chăm sóc con út mà người mẹ vô tình bỏ bẵng con gái lớn cũng luôn cần mẹ yêu thương, chăm sóc.

Bà mẹ này nghĩ rằng vì con đã lớn nên không cần quan tâm nữa, người cần chăm sóc bây giờ là em bé sơ sinh. Chính vì thế mà mẹ ngày nào cũng nặng lời mắng nhiếc con gái từ những điều nhỏ nhất, con hát to, con hét, con đùa nghịch làm em tỉnh giấc là lại bị mắng. Thậm chí, khi b.é g.ái đòi ngủ cùng nhưng bà mẹ này nhất quyết không đồng ý, đuổi thẳng con ra ngoài.

Càng ngày b.é g.ái càng cảm thấy tổn thương và buồn bã vì sự thiên vị của mẹ, cho rằng vì sự xuất hiện của em nên tình cảm mẹ dành cho mình bị thay đổi. Mẹ không còn yêu thương mình như xưa và điều này khiến cô bé vô cùng tủi thân, buồn rầu. Bé dần trở nên khép mình, ngại tâm sự với người lớn và không còn quấy mẹ để gây sự chú ý như xưa nữa.

trach moc ca ngay vi con lon qua phien phuc me nghen long day dut khi doc dong tam su von ven 25 tu trong mau giay nho 06e 6355079

Đừng phân biệt đối xử giữa các con. Ảnh minh họa.

Thấy con thay đổi bất ngờ, người mẹ có chút lấn cấn và lo lắng. Tình cờ, chị lên phòng của con thì đọc được mẩu giấy trên. Từng dòng chữ khiến người mẹ đau thắt lòng, tự trách bản thân vì những suy nghĩ và hành động với con gái, cảm thấy day dứt, hối hận khôn nguôi vì những hành động của chính mình.

Và cũng thật may mắn khi chị đã phát hiện kịp thời trước khi mọi chuyện đi quá xa. Bà mẹ này lập tức thay đổi cách đối xử với con mình. Chị dành thời gian cân bằng giữa hai con, nhờ ông bà, chồng chăm con nhỏ để dành thời gian cho con gái lớn. Chị cũng không còn cáu giận, tỏ ra khó chịu mà luôn nhẹ nhàng, thương yêu con gái. Dần dần bé đã không còn ghét mẹ, ghét em, tính cách cũng trở nên dịu dàng, nền nã hơn.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận ra rằng hoàn cảnh sống quyết định rất nhiều đến tính cách của một đ.ứa t.rẻ, việc được cha mẹ yêu thương, đối xử công bằng sẽ giúp đ.ứa t.rẻ lớn lên trong hạnh phúc, vô tư, vô nghĩ. Ngược lại, khi một đ.ứa t.rẻ phải chịu những bất công, tổn thương trong chính gia đình của mình thì đ.ứa t.rẻ ấy sẽ dần đi sai hướng, thiếu tự tin, không còn quan tâm đến người khác hay tình cảm gia đình.

Thực tế, không chỉ phụ huynh kể trên mà còn rất nhiều bậc cha mẹ khác vẫn đang thiên vị con cái hoặc so sánh điểm mạnh yếu giữa trẻ với các anh, chị, em của mình. Nuôi dạy con cái là cả một quá trình, không dễ dàng, không phải ngày 1, ngày 2 là có thể học được nghệ thuật “cân bằng”.

Những đ.ứa t.rẻ luôn là niềm tự hào và hạnh phúc của cả gia đình, đặc biệt cách đối xử của bố mẹ với các con sẽ quyết định rất lớn đến tính cách và tương lai của chúng. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý, không phân biệt đối xử giữa các con, quan tâm cả 2 con như nhau và không nên so sánh giữa các con với nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *