Tại sao tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 t.uổi chậm?

Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 11/5 về tiến độ triển khai tiêm chủng và cung ứng vaccine COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi, đến 10/5, 63 tỉnh, thành đã triển khai tiêm cho khoảng 1,88 triệu trẻ 5-11 t.uổi, chiếm 26,6% số trẻ đủ điều kiện và đồng ý tiêm chủng ở nhóm t.uổi này.

Chiến dịch được triển khai từ ngày 14/4, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên thực hiện tiêm vaccine. Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết, đến hết tháng 8/2022, dự kiến sẽ hoàn thành và kết thúc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện và đồng ý tiêm chủng.

Tuy nhiên con số 26,6% có là chậm tiến độ và nguyên nhân là gì?

tai sao tien do tiem vaccine covid 19 cho tre 5 11 tuoi cham 3eb 6444365

Việt Nam triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi.

Tâm lý “trẻ con không cần tiêm”

Ghi nhận thực tế của phóng viên tại các điểm tiêm chủng cho thấy, qua khám sàng lọc, nhiều trường hợp trẻ đã phải trì hoãn tiêm vì lý do mắc các bệnh nền cần điều trị hay chuyển sang tiêm đợt sau tại các bệnh viện để đảm bảo an toàn nhất.

Tại điểm tiêm trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chị Phan Thị Hòa có con gái đang học lớp 4 cho biết, con gái chị không được tiêm vaccine COVID-19 bởi vì bị hen phế quản. “Bố mẹ vào cùng các con khi khám sàng lọc trước tiêm. Tôi cũng thông tin việc cháu bị hen phế quản, do đó, bác sĩ nói rằng để cháu điều trị bệnh này trước, bao giờ khỏi sẽ tiêm sau”.

Nhiều bậc phụ huynh cũng chia sẻ, nhiều lớp học khoảng 30 học sinh được cha mẹ đăng ký tiêm vaccine, song đến khi tiêm chỉ còn chưa tới 10 trẻ.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, với trẻ 5-11 t.uổi, tỷ lệ tiêm chưa cao, vì các gia đình còn có tâm lý cho rằng trẻ con không cần tiêm, hoặc do nhiều trẻ từng mắc COVID-19 trong thời gian vừa qua nên phải trì hoãn tiêm

“T.rẻ e.m khi mắc COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ, nên nhiều gia đình quyết định không tiêm. Nhưng theo tôi, chúng ta vẫn cần tập trung tiêm chủng cho nhóm t.rẻ e.m có bệnh nền như béo phì, bệnh mãn tính. Những trường hợp còn lại vẫn cần vận động để các gia đình tìm hiểu về vaccine và đồng ý cho con em đi tiêm”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.

tai sao tien do tiem vaccine covid 19 cho tre 5 11 tuoi cham 78f 6444365

Chị Phan Thị Hòa, có con gái đang học lớp 4 trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, con gái chị không được tiêm vaccine bởi vì bị hen phế quản, bác sĩ nói rằng để cháu được điều trị bệnh này trước, bao giờ khỏi thì sẽ tiêm sau.

TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cũng cho biết, rất đông các bậc phụ huynh đồng ý cho con tiêm vaccine COVID-19, song vẫn còn những gia đình chần chừ không muốn tiêm vaccine cho trẻ nhỏ vì cho rằng trẻ ở độ t.uổi này nếu có mắc thì biểu hiện của bệnh rất nhẹ và tự khỏi.

Qua kiểm tra tại nhiều điểm tiêm chủng, thực tế với các bậc phụ huynh đã đồng ý cho con tiêm chủng vaccine COVID-19 còn nhiều băn khoăn, lo lắng trong những ngày đầu triển khai chiến dịch.

“Thời gian qua, nhiều t.rẻ e.m mắc COVID-19 và dấu hiệu nhẹ, thời gian mắc bệnh ngắn. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, hậu COVID-19 và hội chứng viêm đa hệ thống không phụ thuộc vào tình trạng mắc bệnh nặng hay nhẹ mà phụ thuộc vào cơ địa của trẻ. Vì vậy, để phòng ngừa hậu quả do mắc COVID-19 cần phải đi trước một bước là tiêm vaccine. Thực tế, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 5-11 t.uổi được triển khai an toàn. Tôi tin rằng, sắp tới các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng và ủng hộ tích cực việc đưa trẻ đi tiêm chủng”, TS Nguyễn Thị Thanh Huyền nói.

Tiêm vaccine để trẻ học tập, vui chơi đầy đủ

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc tiêm chủng vaccine COVID-19, những trẻ đang mắc bệnh cấp tính như sốt, n.hiễm t.rùng hay trẻ đang bị suy giảm các cơ quan, đang trong giai đoạn cấp cứu, điều trị, trẻ đang ở giai đoạn tiến triển một số bệnh mãn tính, trẻ đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể làm suy giảm hiệu quả của vaccine… cần hoãn tiêm ít nhất 3 tháng từ thời điểm phát hiện trẻ được chẩn đoán mắc viêm đa hệ thống.

Đến khi trẻ được khám và xác định tình trạng trở lại bình thường, đồng thời các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chức năng tim mạch để đảm bảo hoàn toàn bình thường để có thể tiến hành tiêm vaccine. Trường hợp này chỉ áp dụng với trẻ mắc viêm đa hệ thống.

Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng yêu cầu các cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng tại tất cả các địa phương lưu ý những trường hợp trẻ mới chuyến đến hay mới đi khỏi địa phương để không bỏ sót các trường hợp này.

TS Nguyễn Thị Thanh Huyền khuyến cáo các bậc phụ huynh những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi đưa con đi tiêm vaccine. Trẻ từ 5-11 t.uổi nhận thức về các dấu hiệu phản ứng, các bất thường về sức khỏe trước và sau khi tiêm còn hạn chế. Trẻ dù mải chơi, vận động nhiều nhưng vẫn sợ tiêm. Vì vậy, cha mẹ trước khi đưa trẻ đi tiêm thì cần trò chuyện với con về vaccine, cũng như tình trạng sức khỏe để trẻ biết được những bất thường về sức khỏe, cũng như giúp trẻ an tâm cùng đi tiêm chủng mà không quá lo lắng và sợ hãi.

Nếu như có gì đáng lưu ý thì trẻ cũng cần chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm, cũng như nhân viên y tế tại các điểm tiêm chủng để có thể chỉ định tiêm phù hợp với điều kiện sức khỏe của trẻ. Với một số những phản ứng sau tiêm hiếm gặp như viêm cơ tim. Mặc dù nhóm điều này thì tỷ lệ phản ứng sau tiêm thì nó ít hơn so với nhóm thanh niên, nhưng cần giảm thiểu nguy. Theo đó, cha mẹ cần thường xuyên ở bên con hoặc là có người theo dõi trẻ trong vòng ít nhất 48 tiếng sau khi tiêm và hướng dẫn con vẫn có thể vui chơi nhưng hạn chế vận động mạnh từ 7-28 ngày. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Theo kế hoạch, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ ưu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 12 t.uổi – đang học lớp 6 và sẽ mở rộng dần các độ t.uổi tiêm cho trẻ đi học tiểu học và trẻ 5 t.uổi – đang học mẫu giáo. Dự kiến, trẻ học tiểu học sẽ được tiêm vaccine trong thời gian tháng 5- 6/2022. Từ tháng 6/2022 và sau đó sẽ tiếp tục tiêm vaccine cho trẻ 5 t.uổi. Trẻ đã khỏi COVID-19 được 3 tháng sẽ tiêm vét vào tháng 7-8/2022.

“Chúng tôi khuyến cáo các bậc cha mẹ, nếu trẻ đã đủ thời gian, đủ điều kiện sức khỏe để đi tiêm chủng thì hãy cho con đi tiêm chủng sớm, nhằm giúp cho trẻ thời gian Hè tới đây sẽ được vui chơi, đi du lịch cùng gia đình một cách an toàn. Cũng như chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe cho năm học mới mà chúng ta đã chờ đợi suốt hơn 2 năm qua, để trẻ được đến trường học tập và vui chơi đầy đủ”, TS Nguyễn Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Hà Nội chưa ghi nhận phản ứng bất thường sau tiêm vaccine COVID-19 trẻ 5-11 t.uổi

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính tới tối 18/4, 25.100 trẻ trong độ t.uổi 5-11 được tiêm vaccine COVID-19 và chưa ghi nhận phản ứng bất thường nào.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong ngày 18/4, thêm hơn 16.600 trẻ lớp 6 (11 t.uổi) tiêm vaccine COVID-19, nâng tổng số trẻ được tiêm lên gần 25.100. Vaccine tiêm cho trẻ là Moderna, liều 0,25ml, do Australia tài trợ. Sau khi được tiêm mũi 1, 28 ngày nữa, những trẻ này sẽ được tiêm mũi 2. Đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng bất thường sau tiêm.

Hà Nội hiện có hơn 1 triệu trẻ từ 5-11 t.uổi. Trong đó, hơn 157.000 trẻ thuộc khối mẫu giáo; 743.200 trẻ khối tiểu học và hơn 102.100 t.rẻ e.m thuộc khối THCS (năm học 2021-2022). Ngoài ra, hơn 6.600 t.rẻ e.m độ t.uổi 5-11 t.uổi không đi học nhưng sinh sống trên địa bàn.

ha noi chua ghi nhan phan ung bat thuong sau tiem vaccine covid 19 tre 5 11 tuoi b07 6409213

Đến nay, 25.100 trẻ từ 5-11 t.uổi ở Hà Nội được tiêm vaccine COVID-19. (Ảnh minh họa: Đắc Huy)

Ngoài Hà Nội, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước cũng triển khai tiêm cho trẻ trong độ t.uổi này gồm Quảng Ninh, TP.HCM, Hà Nam, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Bình Dương, Cao Bằng… Riêng TP.HCM, tính đến 18/4, thành phố đã tiêm cho khoảng 53.000 trẻ trong độ t.uổi từ 5-11 t.uổi. Thành phố chưa ghi nhận trẻ phản ứng bất thường hay tai biến sau tiêm.

Liên quan công tác tiêm chủng cho trẻ 5-11 t.uổi, sáng 19/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có quyết định phân bổ 1.382.400 triệu liều vaccine Moderna (do Australia viện trợ) cho các tỉnh, thành phố. TP.HCM và Hà Nội là 2 địa phương được phân bổ nhiều nhất với lần lượt là 193.800 và 104.000 liều. Tiếp đó là Thanh Hóa 51.000 liều, Nghệ An 48.600 liều, Bình Dương 28.200 liều, Đồng Nai 44.400 liều, Bà Rịa – Vũng Tàu 13.600 liều, Quảng Ninh 24.000 liều…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *