M.áu trắng đục như sữa, người đàn ông phải thay huyết tương gấp trong đêm

Vào viện vì đau dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, m.áu lấy ra từ bệnh nhân có màu trắng đục như sữa, lập tức bác sĩ chỉ định thay huyết tương cấp cứu ngay trong đêm.

Nam bệnh nhân 40 t.uổi vào một bệnh viện ở Phú Thọ trong tình trạng đau dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, kết quả chụp CT ổ bụng cho thấy bệnh nhân viêm tụy cấp bathazal D, xét nghiệm triglyceride m.áu tăng cao (55 mmol/L trong khi người bình thường là 0-2,3 mmol/L).

Đặc biệt, m.áu lấy ra trắng đục như sữa. Lập tức bệnh nhân được chỉ định thay huyết tương cấp cứu ngay trong đêm.

mau trang duc nhu sua nguoi dan ong phai thay huyet tuong gap trong dem c37 6416044

M.áu lấy ra trắng đục như sữa, lập tức bệnh nhân được chỉ định thay huyết tương cấp cứu ngay trong đêm. Ảnh: BVCC

Sau thay huyết tương, bệnh nhân có chuyển biến tích cực, không còn đau bụng. Triglyceride trong m.áu giảm.

BS. Lương Minh Tuấn cho biết, liệu pháp thay thế huyết tương là lấy ra một lượng lớn huyết tương (thường thay là 1-1,5 lần thể tích huyết tương của bệnh nhân), sau đó thay vào một lượng dịch thích hợp cùng thể tích.

Các tế bào m.áu được tách ra khỏi huyết tương sẽ được đưa trở lại cùng với dịch thay thế vào cơ thể để duy trì thể tích nội mạch. Dịch thay thế cho huyết tương của bệnh nhân có thể là albumin 4%- 5% hoặc huyết tương tươi đông lạnh (FFP).

Các trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglyceride m.áu thường đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị này.

Theo TS.BS Dương Minh Thắng, Khoa Cấp cứu tiêu hóa – Bệnh viện 108, viêm tụy cấp là bệnh lý viêm cấp tính của tuyến tuỵ, đặc trưng bởi sự phát triển thường xuyên các biến chứng tại chỗ và toàn thân. Đây là bệnh thường gặp ở khoa cấp cứu của các bệnh viện.

1. Nguyên nhân viêm tụy cấp

TS. Thắng cho hay có tới 40-50% nguyên nhân là do bệnh đường mật do sỏi hoặc giun.

Nguyên nhân do rượu cũng rất phổ biến (chiếm 20 – 30%). Điển hình bệnh nhân trên đây có t.iền sử uống nhiều rượu, xơ gan, viêm gan gan virus C.

Ngoài ra, các nguyên nhân ít gặp hơn có thể do chấn thương vùng bụng hoặc do phẫu thuật, do thủ chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP); Các bệnh lý gây tổn thương mạch m.áu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh Lupus ban đỏ; Các bệnh có tăng lipide m.áu như hội chứng thận hư hoặc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa lipide m.áu.

Các rối loạn chuyển hóa tăng calci huyết như cường tuyến cận giáp; nhiễm virus (quai bị, CMV, EBV); do thuốc; do dị ứng…. cũng là những nguyên nhân gây viêm tụy cấp dù ít gặp. Tuy nhiên, có khoảng 20-25% trường hợp không thể xác định nguyên nhân.

2. Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp

Theo TS. Thắng, một triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp, trong đó đầu tiên phải kể đến là đau bụng. Nguyên nhân do bệnh nhân căng tuyến tuỵ, do thoát dịch sau phúc mạc hay do viêm phúc mạc. Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, sau 1 bữa ăn no, nhiều mỡ, sau 1 bữa tiệc. Đau thường có tính chất cấp tính, dữ dội. Bệnh nhân thường đau vùng trên rốn, bên trái, lan ra lưng trái.

Bệnh nhân có thể bị buồn nôn và nôn với các tính chất: Nôn nhiều và liên tục; Sau nôn không đỡ đau.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác:

Sốt, nếu xuất hiện sớm trong 2 – 3 ngày đầu.Vàng da nếu vàng da nhẹ, kín đáo thường do phù nề ống dẫn chung. Nếu vàng da rõ thường do bệnh đường mật đi kèm do sỏi hoặc do giun.Rối loạn nhu động ruột thường có tình trạng liệt ruột và chướng hơi trong ổ bụng.Tràn dịch ổ bụng thường gặp ở những ca nặng, có khi dịch cổ trướng có m.áu. Tràn dịch màng phổi trái ít gặp hơn và cũng có tiên lượng nặng.

Các bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp diễn ra rầm rộ, diễn biến phức tạp, nhanh chóng. Ngay cả khi cơn nguy kịch đã tạm qua, các biến chứng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, suy kiệt vẫn rình rập. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, bệnh nhân luôn cần được theo dõi y tế sát sao và thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

3. Biến chứng viêm tụy cấp

– Sốc nếu xảy ra sớm trong những ngày đầu của bệnh, thường do biến chứng xuất huyết hoặc do nhiễm độc các chất kinin. Nếu do n.hiễm t.rùng, sốc thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 2 của bệnh.

– Xuất huyết tại tuyến tuỵ, trong xoang bụng, trong ống tiêu hóa hoặc ở các cơ quan xa do men tụy làm tổn thương các mạch m.áu, tiên lượng nặng.

– N.hiễm t.rùng tại tuyến tụy thường xảy ra vào cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ 2 của bệnh dẫn đến thành lập ổ áp xe tụy và mô hoại tử, tiên lượng nặng.

– Suy hô hấp cấp (ARDS): Tiên lượng nặng.

– Nang giả tụy thường xuất hiện vào tuần thứ 4 của bệnh do hiện tượng đóng kén để khu trú tổn thương. Nang giả tụy có thể được hấp thu hoặc tự dẫn lưu vào đường tụy rồi hết trong 4-6 tuần. Nang cũng có thể tồn tại lâu dài hơn và có thể dẫn đến các biến chứng bội nhiễm khuẩn, áp xe.

– Viêm tụy mạn do viêm tụy cấp tái phát nhiều lần, đa số là viêm tụy cấp ở người nghiện rượu. Vì vậy, ở người nghiện rượu phải lưu ý có thể là đợt cấp tính của viêm tụy mạn.

Cẩn thận 4 bệnh dễ gặp dịp Tết

Ngày Tết bận rộn, chế độ ăn uống của mọi người dễ bị xáo trộn như ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, uống quá nhiều rượu, ít vận động, nghỉ ngơi không đủ…

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa và tim mạch.

can than 4 benh de gap dip tet bf6 6295236

Các bác sĩ đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân – Ảnh: HOÀNG NHÂN

ThS.BS Ngô Thị Kim Oanh và BS Bùi Thị Yến Nhi – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) – cho biết để đón Tết lành mạnh, chúng ta nên chủ động phòng ngừa các bệnh thường gặp cũng như chuẩn bị sẵn các loại thuốc trong tủ thuốc gia đình.

Dưới đây là 4 bệnh lý thường gặp vào mùa Tết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần chủ động phòng ngừa:

Bệnh hệ tiêu hóa

Trong những ngày Tết, nhiều người ăn uống thất thường, ăn nhiều chất đạm, ăn uống không đúng bữa, lạm dụng rượu, cà phê, t.huốc l.á, gia vị gây kích thích, ăn vặt/ sử dụng bánh kẹo mứt, ít chịu tập thể dục… làm tỉ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến chế độ ăn uống tăng lên đáng kể như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, ngộ độc thức ăn, tăng men gan…

Để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa, nên ăn uống điều độ, không ăn quá no, ăn ít đồ ăn dầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia. Tuân thủ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Đối với người mắc bệnh đường tiêu hóa trước đó càng phải chú ý giữ gìn, nhất định phải uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ để bệnh không nặng thêm.

Khi bị đầy bụng, khó tiêu thì cách đơn giản nhất là chúng ta lấy một củ gừng tươi nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước hòa nước ấm rồi uống, phần bã còn lại để vào vùng rốn sau đó lấy khăn ấm chườm quanh vùng bụng.

Có thể chuẩn bị trước một số loại thuốc chống đầy hơi, giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày ruột hoặc men tiêu hóa để trong tủ thuốc của gia đình. Tuy nhiên chỉ nên dùng trong 2-3 ngày, nếu các triệu chứng không cải thiện thì cần phải đi khám, gặp bác sĩ để điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần bổ sung các gia vị có tác dụng chống đầy hơi như: hành tỏi , tiêu, mộc nhĩ, nấm hương…

Trường hợp ngộ độc có nôn ói, tiêu chảy do thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh hoặc sử dụng cùng lúc các món kỵ nhau sẽ dẫn đến mất nước và gây rối loạn điện giải. Vì vậy trong tủ thuốc gia đình nên có các gói Oresol để bù lại lượng nước và muối bị mất, song song đó cần ăn uống đủ chất, cân bằng các nhóm dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nước ấm.

Tránh ăn uống thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Bệnh lý hệ hô hấp

Vào mùa xuân, không khí sẽ lạnh và có độ ẩm cao hơn, việc dọn dẹp làm tiếp xúc với bụi nhà/mạt nhà, các vật phẩm trang trí nhà như cây cảnh, hoa chơi Tết có thể phát tán phấn hoa gây nặng thêm tình trạng dị ứng (viêm da, viêm mũi dị ứng). Khi đi du xuân, khói bụi, khói nhang ở ngoài môi trường vô tình tấn công mắt, mũi cũng dễ gây viêm kết mạc, viêm mũi.

Để phòng ngừa, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi đi ra ngoài đường nên trang bị khẩu trang và thay khi dơ hoăc ướt, đeo kính chống bụi, chống nắng. Hạn chế đến những chỗ đông người, tránh tụ tập.

Giữ ấm cơ thể (nhất là khi thời tiết chuyển lạnh), mặc quần áo đủ ấm khi đi xe máy, khi ra ngoài trời, khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào buổi đêm hay sáng sớm (chú ý các vùng cơ thể như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu…).

Nếu thấy khó chịu ở mắt, tốt nhất không nên dụi mắt mà nên sử dụng nước muối nhỏ mắt sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để rửa trôi tác nhân gây dị ứng sau đó đi khám. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

Bệnh lý tim mạch

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bị đảo lộn, ít vận động – thể dục, sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc… đều gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ, co thắt mạch vành. Vì vậy bảo vệ sức khỏe tim mạch trong những ngày Tết là vô cùng quan trọng.

Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, không nên xem tivi quá nhiều, chơi các trò chơi, tham gia hoạt động du xuân trong thời gian dài (nhất là những người già) khiến cho tim phải co bóp nhiều hơn.

Duy trì tâm thái tĩnh lặng, tránh vui buồn quá mức, có thể sử dụng các loại trà thảo dược như trà Kombucha, trà hoa cúc, trà gừng…

Đối với những người có bệnh lý tim mạch sẵn có, cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, không được quên hay có tâm lý ngưng thuốc một vài ngày Tết để không bị bệnh tật.

Bệnh lý xương khớp

Dịp Tết, chúng ta cũng dễ bị đau mỏi cổ, vai gáy khi ngồi lâu, ít vận động trong quá trình di chuyển để du xuân hoặc ngồi lâu để tham gia các lễ hội, trò chơi.

Việc ngồi lâu không chỉ không tốt cho vùng eo mà còn gây sức ép lâu dài lên xương chậu, khớp xương cùng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông m.áu của chi dưới, gây phù nề chi dưới.

Để phòng tránh các bệnh lý về xương khớp do ngồi lâu trong dịp Tết, nên thực hiện một số động tác kéo giãn cơ, cố gắng duy trì tư thế ngồi đúng, đảm bảo ngồi thẳng cổ và đảm bảo mở rộng vùng thắt lưng, tránh gập người ra phía trước.

Nên duy trì thói quen tập luyện hằng ngày như đi bộ, bơi lội… để duy trì độ dẻo dai, bền bỉ của xương khớp.

Nếu đã có bệnh lý cột sống thắt lưng, nhớ đeo đai lưng hỗ trợ khi phải ngồi lâu, di chuyển chặng đường xa.

Không lơ là để có cái Tết trọn vẹn

Theo ghi nhận, trong và sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người phải nhập viện vì viêm tụy cấp. Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) – cho hay bệnh viêm tụy cấp thường xảy ra sau bữa ăn thịnh soạn chứa nhiều dầu mỡ. Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên uống rượu bia, rối loạn mỡ m.áu, mắc bệnh lý gan mật tụy.

Biểu hiện của bệnh là đau bụng dữ dội, nôn ói, càng nôn càng đau, kèm theo là một loạt nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Phần lớn bệnh nhân bị viêm tụy cấp ở độ t.uổi thanh niên và trung niên. Tuy nhiên, ở trẻ (do béo phì hay rối loạn chuyển hóa sớm) và người lớn t.uổi vẫn có nguy cơ mắc viêm tụy cấp.

Để tránh viêm tụy cấp, bác sĩ Phượng khuyến cáo người dân vui chơi Tết nhưng sử dụng rượu bia trong kiểm soát, không quá mức; duy trì tập thể dục thể thao. Về dinh dưỡng, cần tăng cường vitamin, khoáng chất, hạn chế chất béo đặc biệt ở những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa mỡ, triglycerid (chất béo trung tính) trong m.áu cao…

Cạnh đó, hiện nay số ca nhiễm COVID-19 vẫn còn tăng cao, đặc biệt đã có hàng trăm ca nhiễm biến chủng Omicron, vì vậy người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế khuyến cáo mỗi cá nhân cố gắng thực hiện các thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên, giảm bớt việc tụ tập hoặc ngồi với khoảng cách gần để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

Trong trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… thì hạn chế tiếp xúc, đi lại và thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 và xử trí theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *