Những người bị hậu Covid-19 có thể bị suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và sự phản xạ, theo một nghiên cứu mới, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Nguyên nhân có thể là do chứng viêm. Nó có thể xảy ra khắp cơ thể, và có thể gây ra rối loạn chức năng cơ quan, bao gồm cả não.
Những người bị Covid-19 kéo dài có thể bị suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và sự phản xạ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Uma Naidoo, bác sĩ, giảng viên Trường Y Harvard (Mỹ) và là tác giả của cuốn sách “Thực phẩm ảnh hưởng đến não”, đã chỉ ra 5 loại thực phẩm bạn nên cắt giảm để chống lại chứng viêm và tăng cường sức khỏe não bộ, đặc biệt ở người bị ảnh hưởng não do hậu Covid-19.
1. Đường
Chế độ ăn nhiều đường có thể làm dư thừa glucose trong não, dẫn đến suy giảm trí nhớ và kém dẻo dai của vùng hải mã – phần não kiểm soát trí nhớ, theo kênh tin tức của Mỹ CNBC.
2. Đồ chiên rán
Khi nói đến sức khỏe của não, bạn cần phải cắt giảm đồ chiên rán.
Một nghiên cứu bao gồm 18.080 người đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều thức ăn chiên rán dẫn đến điểm số học tập và trí nhớ thấp hơn. Lý do có thể do đồ chiên có thể gây ra viêm nhiễm, có thể làm hỏng các mạch m.áu cung cấp m.áu cho não.
Một nghiên cứu khác xem xét 715 người còn cho thấy những người tiêu thụ nhiều đồ chiên hơn có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.
Khi nói đến sức khỏe của não, bạn cần phải cắt giảm đồ chiên rán. Ảnh SHUTTERSTOCK
3. Carbohydrate có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm giàu carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) cao cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Các loại carbs có GI cao bao gồm khoai tây, bánh mì.
Mật ong, nước cam và bánh mì nguyên cám là những thực phẩm có GI trung bình.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn carbs chất lượng tốt như ngũ cốc nguyên hạt – giàu chất xơ và có GI thấp, ít có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn 30%.
Thực phẩm có GI thấp bao gồm rau xanh, hầu hết trái cây, cà rốt sống, các loại đậu.
4. Rượu
Tiến sĩ Archana Singh-Manoux, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Pháp, và các đồng nghiệp đã theo dõi 9.087 người trong 23 năm, đã phát hiện những người uống rượu ở mức vừa phải ít có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hơn những người uống rượu nhiều.
5. Đồ nguội hoặc thịt chế biến
Những loại thực phẩm này có chứa nitrat – có thể liên quan đến chứng trầm cảm. Nitrat được sử dụng để bảo quản đồ nguội và thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích.
Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy nitrat có thể thay đổi vi khuẩn đường ruột theo cách làm tăng chứng rối loạn lưỡng cực, theo CNBC.
Chỉ 29% bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 hồi phục hoàn toàn sau 1 năm
Chỉ có khoảng 1 trong 4 người từng phải nhập viện điều trị COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn sau một năm sau khi nhiễm virus.
Một người mắc chứng hậu COVID-19 đang được điều trị tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: Reuters
Đó là kết quả của một nghiên cứu được công bố hôm 24/4 tại Anh, cho thấy “COVID kéo dài” đang trở thành một tình trạng phổ biến.
Theo hãng thông tấn AFP, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 2.300 bệnh nhân COVID-19 và nhận thấy phụ nữ có khả năng phục hồi thấp hơn 33% so với nam giới.
Bên cạnh đó, người béo phì có 50% khả năng hồi phục hồi trong một năm, còn những người từng phải thở máy thì dưới 58%.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra tình trạng sức khoẻ của những người đã hoàn thành quá trình điều trị tại 39 bệnh viện ở Anh trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021, sau đó đ.ánh giá kết quả hồi phục của 807 người tại thời điểm 5 tháng và 1 năm kể từ khi mắc bệnh.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Lancet Respiratory Medicine, chỉ 26% bệnh nhân đã hồi phục toàn diện sau 5 tháng, và con số này đã tăng nhẹ lên 28,9% sau tròn 1 năm.
“Tỷ lệ phục hồi hạn chế trong giai đoạn từ 5 tháng đến 1 năm sau khi nhập viện đối với các triệu chứng, sức khỏe tâm thần, khả năng vận động, suy giảm chức năng cơ thể và chất lượng cuộc sống là rất đáng chú ý”, ông Rachel Evans, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chăm sóc và Sức khỏe Quốc gia Anh cho biết.
Các triệu chứng COVID-19 kéo dài phổ biến nhất là mệt mỏi, đau cơ, ngủ kém, chậm chạp về thể chất và khó thở.
Đồng tác giả nghiên cứu Christopher Brightling tại Đại học Leicester nói thêm rằng nếu không được điều trị hiệu quả, “COVID kéo dài” có nguy cơ cao trở thành một tình trạng lâu dài mới.