Những người bị hội chứng COVID kéo dài có thể tham khảo lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe dưới đây từ chuyên gia.
Bước đầu tiên, chuyên gia khuyên bạn hãy cho bản thân thời gian để phục hồi.
Tiến sĩ Greg Vanichkachorn, giám đốc Chương trình phục hồi hoạt động COVID tại Trung tâm Y tế Mayo Clinic ở Rochester (Mỹ), cho biết: ” Chúng tôi thường thấy bệnh nhân tự cố gắng quá sức trong quá trình hồi phục. Mọi người đều rất mong muốn được trở lại cuộc sống bình thường sau khi bị nhiễm bệnh và cách ly. Tuy nhiên, vội vàng trở lại thói quen hàng ngày có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng COVID kéo dài, khiến bạn mệt mỏi, khó thở và đau nhức cơ”.
(Ảnh: MedicineNet)
Theo Tiến sĩ Vanichkachorn, cách nhanh nhất để hồi phục là ban đầu hãy thực hiện mọi thứ chậm rãi và dễ dàng, sau đó cố gắng tăng dần các hoạt động của bạn.
Bước quan trọng tiếp theo, chuyên gia khuyến nghị bạn phải luôn giữ đủ nước và ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tuân theo chế độ ăn uống cân bằng kiểu Địa Trung Hải. Chế độ ăn này bao gồm rau, các loại đậu, trái cây, các loại hạt, cá và dầu ô liu và tránh thực phẩm chế biến sẵn và nhiều chất béo.
Ngoài ra, mọi người cũng nên tập thể dục thường xuyên. Khi tập thể dục, ban đầu hãy tập trung vào các bài tập tăng sức đề kháng hơn là các hoạt động làm tăng nhịp tim như đi bộ và đạp xe.
Tiến sĩ Vanichkachorn nói rằng: ” Các bài tập tim mạch là loại hoạt động khó khăn nhất đối với bệnh nhân gặp hội chứng hậu COVID. Thay vào đó, hãy bắt đầu với các hoạt động tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như tập với dây kháng lực, tạ nhẹ, yoga hoặc Pilates – các bài tập cường độ nhẹ. Một khi những bài tập này diễn ra suôn sẻ, bạn có thể tập một số bài tập cardio nhẹ”.
Cuối cùng, giấc ngủ ngon cũng là điều quan trọng để giúp phục hồi sức khỏe. Đảm bảo phòng ngủ của bạn có không khí lưu thông tốt và mát mẻ.
Bạn nên từ bỏ hoặc giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, không tiêu thụ caffeine sau bữa trưa và không tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy tạo một lịch trình bình thường bằng cách thức dậy vào một giờ nhất định, ăn các bữa ăn đều đặn và đi ngủ đúng giờ.
Ông Vanichkachorn cho biết, có khoảng 1/3 bệnh nhân gặp vấn đề với vị giác và khứu giác kéo dài sau khi mắc COVID-19 cấp tính. Hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, và thậm chí kéo dài đến 12 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hồi phục nhanh hơn, chuyên gia khuyến nghị bạn nên đào tạo lại khứu giác.
Những thách thức trong việc điều trị người bị hội chứng COVID kéo dài
Hội chứng COVID kéo dài (Long COVID) mà các các nhà nghiên cứu gọi là Di chứng sau n.hiễm t.rùng SARS-CoV-2 (PASC) được ghi nhận ở giai đoạn bình phục của nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19.
Nhưng việc điều trị cho người mắc hội chứng này đang gặp khó khăn gấp bội khi những nghiên cứu, dữ liệu về nguyên nhân dẫn tới hội chứng và sự chẩn đoán chính xác hội chứng ở thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có sự nhất quán.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện có nhiều bệnh nhân COVID-19 sau thời gian bình phục vẫn liên tục thông báo về việc gặp nhiều vấn đề mới về sức khỏe ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận cơ thể.
Trong báo cáo ngày 8/3, các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm y tế học thuật UCLA Health và trường Y David Geffen trực thuộc UCLA cùng với một đồng nghiệp thuộc tại Đại học Washington ở Seattle, đã chỉ ra rằng mặc dù cơ quan chức năng Mỹ đã đưa PASC vào danh sách các bệnh mà người Mỹ cần được bảo vệ cùng với Đạo luật về người khuyết tật – văn kiện yêu cầu sự nghiêm ngặt về thủ tục giấy tờ và pháp lý, hiện có rất ít dữ liệu nghiên cứu và quan điểm thống nhất về yếu tố cầu thành hội chứng COVID-19 kéo dài.
Bác sĩ Joann G. Elmore, Giáo sư Trường Y David Geffen nhấn mạnh giới nghiên cứu cần dữ liệu và thông tin chất lượng cao hỗ trợ chẩn đoán chính xác trước khi bệnh nhân có thể nhận được dịch vụ chăm sóc hỗ trợ thích hợp và liệu pháp hiệu quả, dành riêng cho bệnh. Nhấn mạnh tới vai trò của dữ liệu nghiên cứu, giáo sư cho rằng cộng đồng nghiên cứu khoa học sẽ cần cung cấp dữ liệu giúp cộng đồng y tế phân biệt các triệu chứng COVID kéo dài với các triệu chứng của các bệnh khác.
Cho đến nay, mặc dù nhiều nghiên cứu đang được tiến hành, các tác giả báo cáo cho rằng việc so sánh hữu ích giữa các nghiên cứu gần như không thể thực hiện nếu không có các tiêu chí được áp dụng thống nhất. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu phải đối mặt với các vấn đề gây nhiễu trong quá trình thiết lập nghiên cứu có thể làm sai lệch kết quả, chẳng hạn như những sai lệch có thể xuất phát từ hồi ức của chính bệnh nhân và cách giải thích các triệu chứng của bác sĩ lâm sàng.
Ngoài sai lệch về thu hồi và giám sát, báo cáo cũng cho rằng sự thiên vị đối tượng lựa chọn nghiên cứu và tiếp cận chăm sóc sức khỏe có thể tạo ra kết quả sai lệch trong các thông tin nghiên cứu.
Tiến sĩ Lauren E. Wisk thuộc UCLA Health cho rằng: “Những người vốn dĩ dễ chịu nhiều tổn thương do sự chênh lệch về kinh tế xã hội và chủng tộc hoặc sắc tộc – những người thường bị hạn chế tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe – đã phải chịu gánh nặng của đại dịch COVID-19 một cách không cân xứng”. Do đó, theo ông, cần chú trọng sự bất bình đẳng này khi tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu về COVID-19 kéo dài.
Trong báo cáo này, các tác giả đưa ra các giải pháp tiềm năng để đảm bảo công bằng trong nghiên cứu và điều trị trong tương lai như trước tiên hối thúc cộng đồng y tế cùng nhau đưa ra một định nghĩa cụ thể những những trường hợp mắc PASC; thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và chuẩn hóa về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và kết quả kiểm tra sức khỏe; xem xét rủi ro sai lệch khi xây dựng các nghiên cứu; thực hiện các bước để tạo điều kiện so sánh giữa các nghiên cứu; và thận trọng trong việc áp dụng bằng chứng đã thu thập được để có được phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả.