Hậu COVID-19 khiến không ít người phải đối mặt với các vấn đề về tim mạch ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
Trong đó, hội chứng mạch vành hậu COVID là tình trạng được giới y học nói riêng và toàn thế giới nói chung quan tâm.
Theo BS Nguyễn Thị Lự, chuyên khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC), hội chứng động mạch vành là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng m.áu đổ về tim giảm đột ngột do nguyên nhân mạch vành gây ra các cơn đau thắt ngực dù là đang nghỉ ngơi hay vận động. Thời gian gần đây, các trường hợp bệnh nhân bị hội chứng động mạch vành tăng cao do ảnh hưởng hậu COVID-19.
Hội chứng mạch vành có thể được cải thiện hiệu quả nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. (Ảnh minh họa)
Trường hợp nhiều động mạch vận chuyển m.áu về tim bị ảnh hưởng khiến quá trình lưu thông bị trì trệ, nhiều vùng cơ tim bị thiếu m.áu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mà các bệnh nhân F0 sau khi điều trị khỏi COVID thì nên khám sức khoẻ trong đó có kiểm tra về bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành nhất là ở các bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, khó thở, hồi hộp trống ngực…
BS Nguyễn Thị Lự lưu ý, nếu bạn có các biểu hiện dưới đây thì nguy cơ cao bị hội chứng mạch vành hậu COVID-19 và cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ.
– Đau thắt hoặc cảm giác tức tối ở lồng ngực theo từng cơn hay kéo dài liên tục, giống như đang bị bóp nghẹt.
– Cơn đau lan rộng sang các vùng khác như bả vai, cánh tay, hông sườn, quai hàm,…
– Đi kèm với các cơn đau tức ngực là cảm giảm hụt hơi, khó thở, nhịp thở dồn dập.
– Thường xuyên xuất hiện tình trạng đ.ánh trống lồng ngực, hồi hộp, lo lắng, trầm cảm.
– Xảy ra một số vấn đề liên quan đến trí nhớ, thiếu tập trung, khó ngủ, chóng mặt.
– Một số trường hợp còn có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, choáng váng, vã mồ hôi nhiều hoặc đau nhức các khớp.
Hội chứng mạch vành có thể được cải thiện hiệu quả nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Để chẩn đoán chính xác hội chứng mạch vành, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và một số kết quả kiểm tra chuyên sâu, từ đó đưa ra định hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhằm giảm triệu chứng, hỗ trợ quá trình lưu thông của m.áu theo động mạch về tim. Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như đặt ống stent sẽ được bác sĩ chỉ định nếu thấy cần thiết khi bệnh nhân sử dụng thuốc không hiệu quả.
Bên cạnh đó thì các ca bị hội chứng mạch vành hậu COVID-19 cần chú ý đến những vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị:
– Từ bỏ các thói quen gây hại cho sức khỏe nhất là tim mạch như hút t.huốc l.á, thường xuyên sử dụng thức uống có cồn, bia, rượu, cà phê, nước ngọt, ăn đồ chiên, rán, thức khuya,…
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế thực phẩm giàu Cholesterol và chất béo bão hòa, tăng cường các loại rau, củ, quả, trái cây, ngũ cốc, thịt nạc, sữa ít béo,… trong khẩu phần hàng ngày.
– Vận động thường xuyên với các bài tập phù hợp thể trạng cơ thể để giúp quá trình lưu thông của m.áu dễ dàng. Tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường khả năng làm việc và tuần hoàn m.áu.
– Kiểm soát hàm lượng Cholesterol, huyết áp và cân nặng sẽ giúp nhanh chóng cải thiện các vấn đề liên quan tim mạch.
– Tránh xa các căng thẳng, áp lực dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào, hạn chế thời gian làm việc, học tập và sử dụng các thiết bị điện tử để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và giúp tim khỏe mạnh.
Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều muối?
Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và là khoáng chất cần thiết, nhưng việc sử dụng quá nhiều muối gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe.
Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tiêu thụ nhiều muối sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với cơ thể.
Ung thư dạ dày
Có nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa muối và ung thư dạ dày. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng, việc tiêu thụ muối ở mức trung bình hoặc cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tương tự như ăn nhiều các thực phẩm ngâm giấm, muối chua.
Một số cơ chế được cho là muối làm tăng nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) dai dẳng, hiệp đồng với loại vi khuẩn này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm cũng cho thấy, muối làm tăng tốc độ sinh tế bào và đột biến nội sinh, làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày với nồng độ cao.
Bệnh lý tim mạch
Tiêu thụ nhiều muối có liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong m.áu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Tất cả đều tác động đến huyết áp. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các bệnh lý về tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi giảm 2,5g muối tiêu thụ/ngày, cũng giảm đến 20% các biến cố tim mạch.
Bệnh lý thận
Ăn nhiều muối dẫn đến nhiều thay đổi như tăng huyết áp, tăng protein niệu, stress oxy hóa, rối loạn chức năng nội mô. Các thay đổi này là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiến triển các bệnh lý về thận. Một số nghiên cứu giảm muối trong chế độ ăn giúp làm giảm bài tiết albumin và protein trong nước tiểu của những người tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường. Giảm muối có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.
Loãng xương
Ăn nhiều muối dẫn đến tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, cơ thể bị thiếu hụt canxi nên tăng hấp thu canxi ở ruột và huy động canxi từ xương, từ đó dẫn đến loãng xương. Nghiên cứu trên nhóm phụ nữ sau mãn kinh thấy mật độ xương hông bị giảm ở những người bài tiết nhiều natri trong nước tiểu.
Thừa cân và béo phì
Cơ sở của mối liên quan là do khi ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị khát, có thể dẫn đến tăng sử dụng các đồ uống có đường. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều muối thường có nhiều chất béo và đậm độ năng lượng cao, có vị hấp dẫn khiến người ăn sẽ ăn nhiều hơn. Từ đó trực tiếp làm tăng năng lượng ăn vào gây thừa cân béo phì. Mặt khác, thực nghiệm trên động vật cũng cho thấy ăn nhiều muối làm phì đại mô mỡ, tăng leptin m.áu, góp phần làm tăng khối mỡ trắng.
Các nghiên cứu quan sát ở t.rẻ e.m và người lớn cũng cho thấy sử dụng nhiều muối làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì, tăng khối mỡ trong cơ thể.
Người dân nên ăn muối với lượng vừa phải. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, lượng muối cho người trưởng thành là dưới 5g/ngày. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người tiêu thụ trung bình 9-12g muối/ngày.
Mỗi cá nhân có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn tại nhà bằng cách không thêm muối khi sơ chế thực phẩm, không để sẵn muối trên bàn ăn, giảm ăn các loại đồ ăn nhiều muối, chọn các loại thực phẩm chứa ít muối.