Sau bữa trưa, nếu bạn tranh thủ có được giấc ngủ ngắn thì sẽ giúp cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn, dưới đây là những lý do vì sao bạn nên ngủ trưa.
Cải thiện tiêu hóa
Sau bữa ăn trưa hoặc sau đó nữa, nếu bạn có thể tranh thủ chợp mắt một chút sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bởi lúc ngủ trưa cơ thể được thư giãn, toàn bộ năng lượng tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng lưu thông khắp cơ thể. Nhờ đó có thể ngăn ngừa được một số vấn đề như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón và mụn trứng cá.
Giảm đầy hơi
Đầy hơi là một cảm giác khó chịu và chẳng ai muốn điều đó xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn ăn quá nhanh, hoặc do loại thực phẩm nạp vào cơ thể hay bất kỳ một lý do nào khác. Vấn đề này có thể giải quyết nếu bạn có được một giấc ngủ ngắn, bởi qua việc ngủ trưa sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp bạn tránh được cảm giác khó chịu do ăn quá no vào bữa trưa.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều người khi cho rằng việc ngủ trưa sẽ khiến giấc ngủ ban đêm bị xáo trộn. Điều này chỉ xảy ra khi bạn đang tuân thủ một lịch trình ngủ thất thường vào ban đêm hoặc do thiếu ngủ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút trong khoảng từ 1h chiều và 3h giờ cùng với việc tập luyện thể dục hợp lý ở ban ngày sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Cải thiện sự cân bằng nội tiết tố
Nếu như cơ thể bạn đang gặp những vấn đề bất thường ở nội tiết tố nào thì việc ngủ sau bữa trưa sẽ giúp cải thiện điều đó. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 1, týp 2, COPD và tuyến giáp có thể nhận được những lợi ích đặc biệt khi biến việc ngủ trưa thành một phần trong lịch trình hàng ngày của họ.
Cải thiện tâm trạng và trí nhớ
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp cải thiện tâm trạng, khơi dậy nguồn sáng tạo và khôi phục trí nhớ. Nhờ giấc ngủ ngắn mà bạn có được sự tỉnh táo, giảm mức độ căng thẳng tồn tại trong con người.
Làm thế nào để ngủ trưa đúng cách?
Có một số điều bạn phải ghi nhớ để đạt được lợi ích tối đa trong việc ngủ trưa:
Khi nào – Ngay sau bữa trưa.Làm thế nào – Nằm xuống theo tư thế “bào thai”- tức là cuộn tròn người về phía đầu gối và nghiêng người theo phía bên trái.Thời lượng – 10 đến 30 phút (90 phút cho người rất trẻ, rất già và rất ốm yếu)Thời gian lý tưởng – Khoảng thời gian để nghỉ trưa từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều.
Nếu bạn đang ở nhà, hãy nằm xuống giường. Tại nơi làm việc nếu không có chỗ ngủ thì chỉ cần gục đầu xuống bàn làm việc để nghỉ ngơi.
Những việc không nên làm trong một ngày
Một số điều cần tránh làm trong ngày nếu muốn có một giấc ngủ ngắn yên bình:
Không ngủ trưa từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tốiTránh các chất kích thích như trà, cà phê, t.huốc l.á, socola sau bữa trưa.Ngủ nhiều hơn 30 phút.Vừa ngủ vừa mở tivi.
Tại sao số người mắc chứng ‘rối loạn giấc ngủ’ tăng đột biến sau đại dịch?
Rất nhiều người than phiền vì giấc ngủ bị rối loạn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường tỉnh giấc nửa đêm.
Vậy đâu là nguyên nhân và làm thế nào để khắc phục? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ thú vị sau đây!
Nhiều người gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ
Nguyên nhân khiến nhiều người bị rối loạn giấc ngủ
Rất nhiều người sau khi khỏi Covid-19 gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
● SARS-CoV-2 có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể. Những chất gây viêm đó có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, chất gây viêm này thường khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, dẫn đến buồn ngủ vào các thời điểm khác nhau, từ đó gây rối loạn giấc ngủ.
● Đại dịch Covid khiến nhiều người bị căng thẳng, stress, đau buồn, lo âu nhiều ngày. Nhất là những gia đình có người thân ra đi vì Covid. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khiến nhiều người ngủ không ngon giấc, không sâu giấc và bị rối loạn.
● Sau khi điều trị khỏi Covid, thói quen ngủ của nhiều người bị thay đổi theo. Có thể là do một số loại thuốc trong quá trình điều trị ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
● Một số người thay đổi thói quen ngủ sau thời gian giãn cách xã hội, hoặc áp lực từ việc thu nhập, lo âu di chứng hậu Covid…
● Rối loạn giấc ngủ hậu Covid còn có thể do triệu chứng hậu Covid-19 (ho, hụt hơi, khó thở…) kèm theo tinh thần không thoải mái, khiến dễ mất ngủ, thức giấc giữa chừng, khó thể ngủ lại.
Thói quen ngủ bị thay đổi sau khi điều trị Covid
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon như trước?
Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào, thì việc mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Kéo theo nhiều ảnh hưởng như cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung, giảm hiệu quả công việc. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ kéo dài còn ảnh hưởng đến tim mạch, não bộ. Vì vậy, cải thiện chất lượng giấc ngủ sau đại dịch đóng vai trò rất quan trọng.
Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay:
● Giữ một lịch trình ngủ nhất quán
Nhiều người có thói quen đi ngủ sớm vào những ngày làm việc trong tuần và thức khuya vào cuối tuần. Điều này khiến cơ lịch sinh học bị lệch, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Do đó, việc đi ngủ và thức dậy mỗi sáng của bạn nên có sự nhất quán, đúng giờ mỗi ngày.
Tốt nhất, bạn nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Bên cạnh đó, giấc ngủ trưa cũng quan trọng không kém. Bạn nên cố gắng ngủ trưa trước 3h chiều và không nên ngủ quá 30 phút.
● Tạo thói quen thư giãn khi ngủ
Với những người bị mất ngủ, khó ngủ, thì việc xây dựng thói quen thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ sẽ rất hữu hiệu. Bạn có thể áp dụng một số hoạt động như: tắm nước ấm, ngồi thiền vài phút, thực hiện một động tác co giãn cơ nhẹ nhàng, đọc sách, nghe bản nhạc nhẹ nhàng và tập trung hít thở… Đồng thời gạt bỏ những chuyện không vui, những chuyện khiến bạn căng thẳng, áp lực sang một bên.
Ngồi thiền khiến tinh thần thoải mái và giúp ích cho giấc ngủ
● Không sử dụng/ tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Theo nhiều nghiên cứu, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể làm giảm mức melatonin (chất hóa học kiểm soát chu kỳ ngủ) trong cơ thể bạn. Đồng thời, chúng có thể làm não bạn tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, những thông báo tin nhắn, ánh sáng màn hình điện thoại có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn nên tắt các thiết bị này và tránh sử dụng chúng.
● Tạo môi trường ngủ phù hợp
Để có giấc ngủ sâu, bạn nên bố trí phòng ngủ tối, mát mẻ, không gian yên tĩnh. Nếu phòng nhiều ánh sáng, bạn có thể dùng mặt nạ che mắt; nếu phòng chịu ảnh hưởng của tiếng ồn thì bạn có thể dùng nút bịt tai.
● Hạn chế sử dụng chất kích thích caffeine, nicotine
Buổi tối, bạn nên hạn chế uống những đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, coca-cola; hoặc chất kích thích như rượu, t.huốc l.á. Chúng sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
● Tập thể dục thường xuyên
Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày vào buổi tối để cơ thể khỏe khoắn, dễ ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tập những bài tập có cường độ quá mạnh, hãy chọn bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể.