Nguyên nhân khiến tế bào ung thư hoạt động trong cơ thể bình thường?

Sau đây là những yếu tố gây nên căn bệnh ung thư và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Khi lớn lên, chúng ta thường nghe nói về những căn bệnh đáng lo ngại như sốt rét, vàng da, đau tim nhưng ung thư được cho là căn bệnh chỉ xảy ra với một số ít.

Những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường?

Tế bào ung thư là gì?

Nói một cách dễ hiểu, tế bào ung thư là những tế bào bình thường của cơ thể biến đổi thành ác tính do có sự bất thường bên trong cơ thể hoặc do một yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể trong một thời gian dài. Những yếu tố này gây ra tổn thương hoặc thay đổi không thể phục hồi trong DNA bình thường của tế bào.

Cơ thể sẽ khó kiểm soát những tế bào có DNA bị hư hỏng hoặc bị biến đổi này hơn so với một tế bào bình thường. Sự mất kiểm soát về tăng trưởng đối với các tế bào này dẫn đến sự nhân lên đột biến của các tế bào bất thường, và nó được các bác sỹ chẩn đoán là các khối u/ung thư.

Tiến sĩ Wesley M Jose, Phó Giáo sư Lâm sàng, Khoa Ung thư & Huyết học, Bệnh viện Amrita, Kochi (Ấn Độ) cho biết: ” Ung thư là do cả các yếu tố bên trong và bên ngoài gây ra. Các yếu tố bên trong phổ biến bao gồm: đột biến di truyền, nội tiết tố, các tình trạng liên quan đến miễn dịch, kích hoạt quá mức yếu tố tăng trưởng, và những thay đổi di truyền. Các yếu tố bên ngoài là lối sống, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với bức xạ, nhiễm virus, điều trị y tế trước đó bằng thuốc gây độc tế bào/ung thư. Các yếu tố này có thể hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để khởi động một tế bào bình thường trở thành ác tính”.

nguyen nhan khien te bao ung thu hoat dong trong co the binh thuong 4e0 6428626

Các yếu tố rủi ro chung

Tiến sĩ Satyam Taneja, Giám đốc Phẫu thuật Ung thư, Bệnh viện Max Patparganj chia sẻ: “Mặc dù các bác sĩ đã phát hiện những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng phần lớn ung thư xảy ra ở những người không có bất kỳ yếu tố nào đã biết”.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm:

T.uổi của bạn

Ung thư có thể mất nhiều thập kỷ để phát triển. Đó là lý do tại sao hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đều từ 65 t.uổi trở lên. Mặc dù căn bệnh này phổ biến hơn ở người lớn t.uổi, nhưng ung thư không chỉ là bệnh của người lớn – ung thư có thể được chẩn đoán ở mọi lứa t.uổi.

Thói quen của bạn

Một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư: hút thuốc, uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên bị bỏng nắng phồng rộp, béo phì và quan hệ t.ình d.ục không an toàn.

Bạn có thể thay đổi những thói quen này để giảm nguy cơ ung thư.

Lịch sử gia đình của bạn

Chỉ một phần nhỏ các trường hợp ung thư là do tình trạng di truyền. Nếu bệnh ung thư phổ biến trong gia đình bạn, có thể các đột biến đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, bạn có thể thực hiện biện pháp xét nghiệm để xem liệu có di truyền các đột biến có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hay không. Hãy nhớ rằng có một đột biến gen di truyền không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư.

Tình trạng sức khỏe của bạn

Một số tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Do đó hãy trao đổi với bác sỹ về nguy cơ của bạn.

Môi trường của bạn

Môi trường xung quanh chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chẳng hạn như việc bạn không hút thuốc, thì vẫn có thể hít phải khói thuốc khi bạn đến nơi có người đang hút thuốc hoặc nếu bạn sống với người hút thuốc.

Các hóa chất trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn, chẳng hạn như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Đột biến gen

Theo Tiến sĩ Satyam Taneja, Giám đốc Phẫu thuật Ung thư, Bệnh viện Max Patparganj, các đột biến gen mà bạn sinh ra và những đột biến gen mà bạn có được trong suốt cuộc đời kết hợp với nhau để gây ra ung thư.

Đột biến gen có thể xảy ra vì một số lý do, chẳng hạn như: Đột biến gen mà bạn sinh ra. Bạn có thể được sinh ra với một đột biến di truyền mà bạn thừa hưởng từ cha mẹ của bạn. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các bệnh ung thư.

Đột biến gen xảy ra sau khi sinh. Hầu hết các đột biến gen xảy ra sau khi bạn sinh ra và không được di truyền. Một số tác nhân có thể gây ra đột biến gen, chẳng hạn như hút thuốc, bức xạ, virus, hóa chất gây ung thư (chất gây ung thư), béo phì, kích thích tố, viêm mãn tính và lười vận động.

5 bí quyết giúp chị em kiểm soát nguy cơ ung thư vú

Tại Việt Nam, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo t.uổi (ASR) vào năm 2013 là 24,4/100.000 dân (ước tính của GLOBOCAN năm 2018 là 26,4/100.000 dân).

Ung thư vú là bệnh gặp phổ biến ở chị em phụ nữ, là loại ung thư dễ phát hiện, tiên lượng điều trị tốt với tỉ lệ điều trị khỏi đạt 75%, tương đương với Singapore.

Ung thư vú là các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế bào ống tuyến (ống dẫn sữa) hay những tế bào thùy tuyến (tế bào tạo sữa) của vú. Ung thư vú có thể gặp ở cả hai giới nhưng thường ít gặp ở nam giới.

5 bi quyet giup chi em kiem soat nguy co ung thu vu ef4 6127950

Trong các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú, người ta hay nhắc đến yếu tố di truyền, đột biến gen.

Các nghiên cứu thấy người mang đột gen nguy cơ cao mắc bệnh nhiều hơn người khác. Ung thư vú có tính chất gia đình. Đó là lý do khi đi khám bệnh, bác sĩ thường hỏi trong gia đình, có mẹ, bà, dì, chị ruột… mắc ung thư vú hay không.

Nhưng cần nói rõ lại, không phải có người trong gia đình mắc bệnh là bị ung thư vú, vì thế không nên quá lo lắng khi trong gia đình có người mắc ung thư vú. Những trường hợp này nên đến bác sĩ để được hướng dẫn tầm soát, theo dõi định kỳ, có lời khuyên về tư vấn di truyền.

Ngoài yếu tố gia đình, ung thư vú còn có yếu tố về t.uổi tác. Thường phụ nữ ngoài 40 có nguy cơ cao hơn người trẻ, nên được khuyến khích tầm soát, sàng lọc ung thư vú.

Những trường hợp béo phì, lười vận động cũng là yếu tố cho thấy làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, các trường hợp sử dụng thuốc nội tiết, dậy thì sớm trước 12 t.uổi, hoặc mãn kinh muộn là yếu tố nguy cơ.

Ung thư vú là bệnh dễ phát hiện, tiên lượng điều trị tốt, nhất là ở giai đoạn sớm. Vì thế, mọi chị em nên tự sàng lọc khám vú mỗi tháng. Qua t.uổi 40, cần thực hiện khám sàng lọc tại bệnh viện, với phương pháp đơn giản là siêu âm vú, chụp X-quang vú.

Trong những yếu tố này, các yếu tố béo phì, bia rượu… hoàn toàn có thể phòng ngừa. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo 5 giải pháp chị em thực hiện theo để phòng nguy cơ ung thư vú.

Hạn chế uống rượu, bia

Uống rượu bia nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Biện pháp đơn giản nhất là hạn chế bia rượu.

Tăng cường vận động thể chất

Người ít hoạt động thể chất sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Vì thế, mỗi ngày bạn hãy dành 30-60 phút để vận động thể chất, từ đạp xe, đi bộ, chạy bộ, hay yoga… đều rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Duy trì cân nặng cân đối, ổn định

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, vì thế, hãy duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể dục thể thao đều đặn để duy trì căn nặng cân đối, ổn định.

Định kỳ hằng tháng tự kiểm tra ngực và vú

Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ k.inh n.guyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.

Các chị em nên tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất.

Sau 40 t.uổi nên đi chụp X quang tuyến vú một lần/ năm

Chị em cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua t.uổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con…), nên đi khám, tầm soát ở lứa t.uổi sớm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *