Bộ Y tế cần chủ động có kế hoạch ứng phó, chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, điều trị.
Chỉ đạo trên được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố về bệnh viêm gan cấp ở t.rẻ e.m ngày 12/5.
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời gian qua một số nước đã phát hiện bệnh viêm gan cấp ở t.rẻ e.m, chưa xác định được nguyên nhân, với tỷ lệ chuyển nặng cao.
Để chủ động phòng ngừa căn bệnh này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế trao đổi, cập nhật thông tin với WHO về căn bệnh này để chủ động có kế hoạch ứng phó, chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, điều trị. Lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn phòng, chống căn bệnh này, kịp thời báo cáo Thủ tướng khi bệnh có diễn biến phức tạp.
Một lá gan bị nhiễm virus. (Ảnh minh hoạ: SKĐS)
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống để người dân chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh.
Về phía UBND các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh biên giới có cửa khẩu quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, cảng hàng không, cảng biển để phát hiện những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, kịp thời báo cáo Bộ Y tế để có hướng dẫn, quản lý phù hợp.
Ngày 10/5, WHO xác định 348 ca bệnh có thể mắc viêm gan không rõ nguồn gốc trên toàn thế giới, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò tiềm tàng của virus Adeno và lây nhiễm COVID-19.
Các giả thuyết hàng đầu về nguyên nhân của bệnh viêm gan bí ẩn này hiện nghiêng về phía virus Adeno dù vẫn có sự cân nhắc đáng kể về vai trò của COVID-19 như một bệnh đồng nhiễm hoặc từng mắc trước đó.
Cụ thể, các xét nghiệm sâu hơn trong tuần qua xác nhận khoảng 70% số ca mắc có kết quả dương tính với virus Adeno 41 phổ biến thường liên quan đến chứng viêm dạ dày.
Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy khoảng 18% dương tính với COVID-19. Dự kiến các nghiên cứu trong tuần sau sẽ tập trung tìm hiểu về những lần phơi nhiễm và mắc COVID-19 ở các ca bệnh.
Theo nghiên cứu, Adeno virus là một bệnh nhiễm rất phổ biến ở người, đặc biệt là t.rẻ e.m. Gần như mọi trẻ đều bị nhiễm virus ngày ít nhất một lần trước 10 t.uổi.
Hoa mắt chóng mặt, khó kiểm soát tay chân là bệnh gì?
Xin hỏi bác sĩ, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, không kiểm soát được một bên tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không, phải làm thế nào để phòng ngừa? (Quỳnh Hoa, 39 t.uổi, Bình Phước)
Trả lời:
Nếu chỉ hoa mắt, choáng váng một lần nào đó rồi hết nhanh, liên quan đến một số trạng thái cơ thể nhất định, ví dụ đói, mất ngủ, làm việc quá sức… Như vậy không đáng lo, chỉ cần giữ gìn sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ là được.
Nếu hoa mắt, chóng mặt xảy ra thường xuyên, không rõ lý do, em cần đi khám để tìm nguyên nhân thì mới xử lý được, tránh hậu quả xấu về sau.
Không kiểm soát được tay chân một bên là triệu chứng nghiêm trọng, nhiều khả năng là đột quỵ hoặc cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Bạn bắt buộc phải vào viện cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ mới chỉ định được thuốc hoặc chế độ dự phòng tái phát cho mình.
Thân mến!
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng
Trưởng Trung tâm Thần kinh học, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM