Theo Bộ Y tế đến nay hơn 8,94 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh, trong số hơn 1,49 triệu ca đang điều trị, giám sát có 1.000 ca nặng; Khán giả xem thi đấu SEA Games 31 không phải xét nghiệm; Cấp cứu trẻ xuất huyết tiêu hóa nặng do loét dạ dày trên nền mắc COVID-19.
Hơn 8,94 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh
Trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho biết ngày 18/4 đã ghi nhận 12.012 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca nhập cảnh và 12.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.649 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, trong đó có 7.752 ca trong cộng đồng). Chỉ còn duy nhất Hà Nội ghi nhận ca mới trên 1.000 ca/ ngày. Đây là ngày có số ca mắc mới thấp nhất trong 2,5 tháng qua ở nước ta.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.475.819 ca mắc mới, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.918 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.468.071 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.534.767), TP. Hồ Chí Minh (606.963), Nghệ An (476.612), Bình Dương (382.811), Bắc Giang (380.590).
Theo Bộ Y tế đến nay hơn 8,94 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Có hơn 1,49 triệu ca đang điều trị, giám sát Ảnh:TTXVN
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là 8.941.064 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.491.811 trường hợp, trong đó có 1.008 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 726 (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 123; (3) Thở máy không xâm lấn: 32; (4) Thở máy xâm lấn: 124 (5) Thở ECMO: 3.
Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 18 ca. Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.957 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Khán giả theo dõi trực tiếp thi đấu SEA Games 31 không phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
Theo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31 của Bộ Y tế, về nguyên tắc phòng chống dịch, các trường hợp có xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc COVID-19 không tham gia thi đấu, phục vụ SEA Games 31 và thực hiện việc cách ly, điều trị theo hướng dẫn;
Những trường hợp có xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính thi đấu, làm việc theo chương trình và thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch;
Những người tiếp xúc gần với trường hợp có xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc COVID-19 trong thời gian thi đấu, phục vụ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và thực hiện xử lý theo hướng dẫn. Phải thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; Hạn chế tối đa tập trung đông người ở các khu vực công cộng; Hạn chế ra khỏi khu vực lưu trú nếu không cần thiết; Thực hiện di chuyển 1 chiều từ nơi lưu trú đến nơi tập luyện, thi đấu và ngược lại
Về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2, các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong vòng 24 giờ trước khi thi đấu.
Đối với các trường hợp khác chỉ lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 cho người có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2. Khán giả tham dự theo dõi trực tiếp thi đấu không phải lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2…
Cấp cứu trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng do loét dạ dày trên trẻ mắc COVID-19
Phân bổ hơn 1,38 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổiĐỌC NGAY
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi: Mảnh ghép quan trọng trong chiến lược bao phủ vaccineĐỌC NGAY
SEA Games 31: Trọng tài, vận động viên… không cần cách ly, nhưng phải có xét nghiệm âm tính khi nhập cảnhĐỌC NGAY
BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết, bệnh nhân là n.ữ s.inh 13 t.uổi, ở Cần Thơ. Khai thác bệnh sử cho thấy, em bị sốt cao, đau họng khoảng ba ngày. Hai hôm sau, bị đau bụng vùng thượng vị, ói ra m.áu, được bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến TP HCM.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhi lừ đừ, da niêm nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, ói ra m.áu đỏ tươi, tiêu phân đen.
Xét nghiệm Hct (chỉ số các tế bào hồng cầu trong m.áu) chỉ còn 12%, trong khi bình thường t.uổi này khoảng 40-45%. Xét nghiệm test nhanh COVID-19 và RT PCR đều dương tính.
Bệnh nhi được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa nặng nghi do viêm loét dạ dày tá tràng trên nền COVID-19. Sau đó, em được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, truyền khoảng 1,5 lít m.áu và huyết tương tươi đông lạnh, 6 đơn vị tiểu cầu đậm đặc.
Các bác sĩ tiến hành nội soi cấp cứu và ghi nhận ổ loét c.hảy m.áu rỉ rả ở dạ dày. Ê kíp cầm m.áu ổ loét, chuyển khoa hồi sức ngoại thở máy, sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm tiết dịch vị, kháng sinh.
Sau một tuần điều trị, bệnh nhân cai được máy thở, tỉnh táo, không ói, uống được sữa, tiêu phân vàng. Xét nghiệm PCR COVID-19 cũng âm tính sau 14 ngày.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh lưu ý khi con em mình sốt kèm nôn, đau bụng tiêu chảy,…hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chính xác và điều trị thích hợp.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 285.481 trường hợp mắc COVID-19 và 1.111 ca t.ử v.ong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 504 triệu ca, trong đó trên 6,22 triệu người không qua khỏi.
Các nước cũng ghi nhận trên 456 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 42 triệu ca và trên 63.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 18/4, thế giới có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 52 nước có người t.ử v.ong vì căn bệnh này.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 47.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với trên 200 ca
Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 18/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 212 ca t.ử v.ong.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.