Tiết lộ chế độ ăn ‘chuẩn mực’ giúp tăng gần 10 năm t.uổi thọ, U60 vẫn hiệu quả

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một chế độ ăn tối ưu, được đ.ánh giá là có khả năng kéo dài thêm 8 năm t.uổi thọ, kể cả khi bắt đầu ở độ t.uổi 60.

Các nhà nghiên cứu phân tích hàng trăm nghiên cứu để xác định một chế độ ăn uống tối ưu giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài t.uổi thọ của con người. Họ phát hiện ra rằng, một chế độ ăn ít protein động vật và nhiều carbohydrate phức hợp, đan xen nhịn ăn gián đoạn là có lợi nhất cho sức khỏe và t.uổi thọ lâu dài.

tiet lo che do an chuan muc giup tang gan 10 nam tuoi tho u60 van hieu qua 3a4 6434936

Chế độ ăn giàu carbs được xem là tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, chế độ ăn uống cần được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân.

Cha đẻ của nền y học, bác sĩ vĩ đại người Hy Lạp Hippocrates đã từng nói: ” Hãy để thức ăn là thuốc chữa bệnh và để thuốc chữa bệnh chính là thức ăn“.

Mặc dù việc coi thực phẩm là thuốc là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã lý giải ý nghĩa sâu xa trong tuyên bố này và tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, những yếu tố chính xác nào tạo nên một chế độ ăn uống tối ưu vẫn còn là chủ đề đang bàn luận nhiều. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, chế độ ăn tối ưu có thể phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của các yếu tố sức khỏe, bao gồm t.uổi tác, giới tính và di truyền.

Gần đây, các nhà nghiên cứu xem xét hàng trăm nghiên cứu dinh dưỡng từ quan điểm tế bào đến dịch tễ học để xác định một mô hình dinh dưỡng được coi là mẫu số chung cho việc kéo dài t.uổi thọ.

Họ phát hiện ra rằng, chế độ ăn bao gồm lượng carbohydrate toàn phần từ trung bình đến nhiều, lượng protein thực vật thấp nhưng đầy đủ và ăn cá thường xuyên có mối liên hệ đến việc kéo dài t.uổi thọ và sức khỏe.

Tiến sĩ Valter Longo, giáo sư lão khoa và khoa học sinh học tại Đại học Nam California, một trong những tác giả của nghiên cứu, chia sẻ trên Medical News Today: ” Đầu tiên, chế độ ăn mà chúng tôi đề cập ở đây là một lối sống dinh dưỡng chứ không phải là một “chiến lược giảm cân”, mặc dù duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng. Tất cả các khía cạnh của chế độ ăn uống đều có liên quan đến sức khỏe lâu dài và t.uổi thọ“.

Các nghiên cứu đã phân tích dinh dưỡng và chế độ ăn uống từ nhiều góc độ, từ nghiên cứu tế bào và động vật đến nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học để khám phá lối sống của những người sống trăm t.uổi.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, chế độ ăn kéo dài t.uổi thọ bao gồm:

Chế độ ăn chay hoặc ăn các thực phẩm thuộc họ đậu và ngũ cốc30% calo đến từ chất béo thực vật như các loại hạt và dầu ô liu Chế độ ăn ít nhưng đủ protein cho đến 65 t.uổi và sau đó là ăn lượng protein vừa phảiĂn ít đường và tinh bộtKhông ăn thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biếnĂn hạn chế thịt trắngNhịn ăn gián đoạn 12 tiếng mỗi ngàyÁp dụng chế độ ăn trong 5 ngày liên tiếp, mỗi năm khoảng 3 lần

tiet lo che do an chuan muc giup tang gan 10 nam tuoi tho u60 van hieu qua 272 6434936

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến được chứng minh có mối liên hệ với nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư.

Các nhà nghiên cứu lưu ý thêm rằng, thay vì nhắm vào một lượng calo nhất định, chế độ ăn nên nhằm mục đích giữ chỉ số BMI dưới 25 và duy trì lượng mỡ cơ thể lý tưởng theo độ t.uổi, giới tính và khối lượng cơ thể.

Hơn nữa, họ viết rằng, chế độ ăn uống nên được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cá nhân – đặc biệt là đối với những người trên 65 t.uổi – để tránh suy dinh dưỡng. Ví dụ, những người trên 65 t.uổi có thể trở nên yếu ớt do chế độ ăn ít protein.

Do vậy, đối với những người không bị kháng insulin hoặc béo phì, tiêu thụ nhiều carbohydrate phức hợp có thể làm giảm sự suy yếu ở độ t.uổi này và những người khác, vì nó cung cấp năng lượng mà không làm tăng insulin và kích hoạt các đường truyền tín hiệu glucose.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, việc nhịn ăn định kỳ trong độ t.uổi từ 18 – 70 có thể đảo ngược tình trạng kháng insulin do chế độ ăn nhiều calo tạo ra, đồng thời điều chỉnh huyết áp, tổng mức cholesterol và kiểm soát chứng viêm.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc thay đổi sang chế độ ăn giàu các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt, cùng với đó là giảm thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên quan đến việc kéo dài t.uổi thọ thêm 8 năm nếu bắt đầu thực hiện ở t.uổi 60.

tiet lo che do an chuan muc giup tang gan 10 nam tuoi tho u60 van hieu qua e20 6434936

Chế độ thực vật và các loại ngũ cốc là chìa khóa giúp cơ thể khỏe mạnh và kéo dài t.uổi thọ.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, chế độ ăn liên quan đến việc hạn chế calo và protein luôn có lợi, cho dù ở các loài sống ngắn ngày hay các nghiên cứu dịch tễ học và các thử nghiệm lâm sàng lớn.

Họ lưu ý thêm rằng, lượng protein thấp nhưng đủ, hoặc lượng protein được khuyến nghị với mức tiêu thụ cao từ cây họ đậu, có thể tăng t.uổi thọ bằng cách giảm lượng axit amin bao gồm methionine.

Ở góc độ lâm sàng, chế độ ăn chủ yếu là thực vật, dựa trên các nghiên cứu tương tự khác, có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Chế độ ăn này cũng có liên quan đến việc giảm mức độ viêm nhiễm trong nhiều nghiên cứu. Vì viêm là cơ sở của nhiều bệnh, điều này cũng có thể góp phần vào các yếu tố kéo dài t.uổi thọ.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, chế độ ăn uống tối ưu có thể khác nhau do các yếu tố bao gồm giới tính, t.uổi tác, cấu tạo gen và sự dung nạp của cơ thể. Do đó, mọi người nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện một chế độ ăn mới.

Có nên tự ý bổ sung, uống các thuốc bổ hậu COVID-19?

Nhiều người băn khoăn, có nên bổ sung, uống các thuốc bổ tổng hợp để nâng cao thể trạng sau khi khỏi COVID-19 hay không.

BS Đỗ Anh – Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) – cho hay, chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi người bệnh có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết.

co nen tu y bo sung uong cac thuoc bo hau covid 19 5ab 6417148

Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. (Ảnh minh họa)

Theo BS Đỗ Anh, người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm:

– Nhóm hoa quả tươi gồm lê, táo, bưởi… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch.

– Các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua… Những loại rau này chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus.

– Về đồ uống, nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19: súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng m.áu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

“Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng m.áu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn“, BS Đỗ Anh lưu ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *