TP.HCM: Ca sốt xuất huyết nặng tăng 500%

Chiều 19/5, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, TP đã ghi nhận 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 175 ca nặng đang được điều trị.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết rất đáng báo động và cần lưu ý, bởi số ca mắc đã tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, số ca mắc sốt xuất huyết nặng đã tăng cao, lên đến 500%.

Tính đến thời điểm hiện nay, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết đã là 6 ca, trong khi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ 2 ca (cả năm 2021, TP.HCM chỉ ghi nhận 9 ca sốt xuất huyết t.ử v.ong).

tphcm ca sot xuat huyet nang tang 500 d0d 6454016

Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Hồng Tâm thông tin thêm, để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và hạn chế thấp nhất số ca t.ử v.ong, Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống. Qua đó, ngành y tế thường xuyên kiểm tra các địa bàn trọng điểm, các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tập huấn lại cho nhân viên y tế quận, huyện để ngăn ngừa sốt xuất huyết.

“Cái khó của bệnh sốt xuất huyết hiện nay là không có vaccine phòng ngừa, không có thuốc đặc trị. Biện pháp dự phòng vẫn là diệt lăng quăng, diệt muỗi và không cho muỗi chích; không để nước đọng làm phát sinh lăng quăng và muỗi”, ông Nguyễn Hồng Tâm khuyến cáo.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản khẩn gửi đến các đơn vị, quận, huyện về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo quyết liệt các ban, ngành tham gia vào công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, tổ chức, chủ các điểm nguy cơ cố tình không thực hiện các hướng dẫn phòng, chống sốt xuất huyết; xây dựng và triển khai kế hoạch “Kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết” theo hướng dẫn của ngành y tế.

Song song đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế, bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, m.áu và các chế phẩm của m.áu, phương tiện cấp cứu để tiếp nhận thu dung và điều trị người bệnh kịp thời; tổ chức tập huấn về phòng, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Từ đầu năm tới 4/2022, TP.HCM ghi nhận 4.500 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến giữa 4/2022, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.

Chiều 28/4, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, TP.HCM có khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.

“Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021”, bà Như nói.

tu dau nam toi 42022 tphcm ghi nhan 4500 ca mac sot xuat huyet 6a0 6424099

Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)

Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bà Như cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn về phòng chống, điều trị sốt xuất huyết; tất cả nhân viên y tế cần nhận diện bệnh sớm, tránh bỏ sót ca nặng, gây chậm trễ trong việc điều trị.

Yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường tuyên truyền đến người dân chủ động phòng, chống cũng như nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết.

Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng tham gia ứng phó diễn biến của dịch sốt xuất huyết.

“Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa bất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi và lăng quăng, là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ chính mình và người thân”, bà Như khuyến cáo.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi. Năm 2022 ghi nhận dịch bệnh đã đến sớm.

Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát. Trong 3 ngày đầu, rất khó xác định trẻ có phải sốt xuất huyết không.

Trẻ thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt), ói, c.hảy m.áu mũi, chân răng, tiêu tiểu ra m.áu, đau bụng vùng gan, li bì, mệt mỏi… Khi đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thuận lợi. 90% trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trẻ béo phì, có bệnh nền, hoặc đến bệnh viện trễ là nhóm dễ chuyển nặng và nguy kịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *