Chúng ta vẫn thường quen tai nên uống đủ 2 lít/ ngày, nhưng theo một số chuyên gia điều này “chưa hẳn đúng”
Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người. Do vậy, trong một chế độ ăn uống khoa học, các chuyên gia luôn nhấn mạnh vai trò của việc uống đủ nước. Việc không uống đủ nước có thể gây ra các tác hại lâu dài như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám, tư vấn dinh dưỡng người lớn ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong mùa hè, việc bổ sung đủ nước hàng ngày là rất quan trọng. Ngoài uống nước lọc thông thường, nếu có hoạt động thể lực nhiều trong ngày hè thì mọi người nên bổ sung thêm nước điện giải để bù lại lượng nước và khoáng chất đã mất.
Vào mùa hè, lượng nước cơ thể mất đi khá nhiều, vì thế việc bổ sung nước là rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt cho sức khỏe, đây là một quan niệm rất sai lầm, theo chuyên gia.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo: ” Uống nước quá nhiều cũng không tốt, nó sẽ tăng gánh nặng cho tim mạch và một số cơ quan nội tạng khác”.
Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không bổ sung nước thái quá mà cần tùy vào cân nặng, t.uổi tác, thậm chí là bệnh lý đang gặp phải, mức độ hoạt động thể lực của mỗi người…
“Chúng ta vẫn thường nghe rất quen tai nên uống đủ 2 lít/ ngày. Đây là một con số chung khi chúng ta truyền thông để nâng cao nhận thức uống đủ nước. Hiện nay, chúng ta có nhiều thông tin hơn thì cần phải hiểu là mỗi người cần một lượng nước khác nhau, phụ thuộc vào cân nặng, bệnh lý của mỗi người, t.uổi tác ra sao.
Với người trưởng thành được khuyến nghị uống 40ml/1kg cân nặng, như vậy người khoảng 40kg thì uống khoảng 1,6 lít; 50kg thì sẽ uống 2 lít; 60kg thì sẽ uống 2,4 lít. Còn với người cao t.uổi thì lượng nước uống ít đi, có thể chỉ ở khoảng 30-35ml/1kg cân nặng. Bởi khi cao t.uổi, các chức năng tim, gan, chuyển hóa nước cũng giảm đi”, bac sĩ Hưng phân tích.
Theo bác sĩ Hưng. hiện nay rất nhiều người khuyên nhau uống “nước nọ, nước kia” và uống thật nhiều để thanh lọc, thải độc. Tuy nhiên, không phải cứ uống nước nhiều là tốt, một số nhóm người còn được khuyến cáo hạn chế uống nước. Ví dụ, ở người có bệnh lý, việc uống nước cần phải có khuyến nghị cụ thể của bác sĩ tùy trường hợp.
Cụ thể, người có bệnh lý về thận, tim mạch, bị phù, cổ trướng… thì lượng nước uống cần có khuyến cáo cụ thể. Người này cần hạn chế nước để đỡ gây áp lực cho các bộ phận.
Còn theo Ths Lưu Liên Hương, Trung tâm nghiên cứu VIAM- Viện Y học ứng dụng Việt Nam uống nước muốn tốt cho sức khỏe cần lưu ý những điểm sau:
– Nên uống nước ấm vì uống nước lạnh sẽ gây ra những khó chịu đường tiêu hoá, chuột rút, thậm chí tiêu chảy.
– Nhiều người có thói quen uống nước ừng ực khi khát, đây không phải là cách uống nước tốt. Nên uống nước từ từ, lượng nhỏ, để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch m.áu và có thời gian để thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể khi đang bị thiếu nước. Uống vội vàng vì có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng.
Ths Liên Hương cho biết thêm mọi người nên chủ động uống nước trước khi tham gia hoạt động ngoài trời để tránh tình trạng cơ thể mất nước; không nên đợi đến khi khát rồi mới uống nước vì lúc đó cơ thể đã rơi vào tình trạng mất nước nhẹ.
Làm nguội trứng luộc bằng nước lạnh có sao không?
Nhiều người sau khi luộc trứng thường vớt ra cho vào nước lạnh để nhanh nguội, điều này có nên?
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi trứng luộc đã chín, người ta thường vớt ra và cho vào nước lạnh để trứng nhanh nguội.
Việc làm này không những giúp dễ bóc trứng mà khi bóc màng trứng và lòng trắng không bị dính nhau. Khi đó, quả trứng sau khi bóc vỏ nhìn sẽ đẹp hơn so với quả trứng bóc ra bị khuyết.
Ngâm trứng sau khi luộc vào nước lạnh sẽ giúp quả trứng dễ bóc vỏ hơn. (Ảnh minh họa)
Việc cho trứng từ nước đang sôi vào nước lạnh là áp dụng cơ chế vật lý học nóng nở ra và lạnh co lại. Trứng đang nóng, gặp nước lạnh làm màng trứng và phần lòng trắng tách nhau ra, nhưng không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng của trứng.
Trứng là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, can xi, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol…
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hoá khác nhau. Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hoá kém là do chứa men antitrypsin, ức chế men tiêu hoá của tuỵ và ruột, khi đun nóng 80C men này sẽ bị phá huỷ. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều dễ đồng hoá, hấp thu.
Lecithin trong trứng tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch (liên quan tới bệnh tăng huyết áp, tim mạch) và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến lưu ý, lòng đỏ nên ăn có liều lượng, trước 40 t.uổi ăn 3 lòng đỏ/tuần, sau 40 t.uổi là 2 lòng đỏ/tuần, nếu rối loạn tăng lipid m.áu chỉ nên ăn 1 lòng đỏ/tuần. Trẻ từ một t.uổi trở lên nên ăn 5-6 lòng đỏ/tuần.