Sau khi ăn cơm với món ăn chế biến từ ruốc lỗ, ông T. (52 t.uổi, ở Quảng Ninh) bị ngộ độc tê yếu tứ chi, tê miệng.
Ngày 29-4, Bệnh viện Bãi Cháy ( tỉnh Quảng Ninh) cho hay các bác sĩ vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhân D.V.T. (52 t.uổi, trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị ngộ độc nặng sau khi ăn ruốc lỗ.
Bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng tê yếu tứ chi, tê miệng, cơ lực chi giảm còn 3/5.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê yếu tứ chi, tê miệng, cơ lực chi giảm còn 3/5. Ngay khi xác nhận tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc hải sản, các bác sĩ nhanh chóng thực hiện các biện pháp tăng cường thải độc, bài niệu tích cực. Sau 24 giờ, bệnh nhân tỉnh táo, cơ lực tay chân cải thiện.
Theo bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, trường hợp bệnh nhân trên bị ngộ độc rất có thể đã trúng độc tố Tetrodotoxin có trong nhiều loại hải sản như so biển, mực đốm xanh, bạch tuộc vòng xanh… Độc tính này tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngừng thở, gây t.ử v.ong nhanh với liều độc rất thấp.
Người bị ngộ độc chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn có thể bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, mặt, tay, chân, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tăng tiết nước bọt… Các dấu hiệu nặng biểu hiện như liệt các cơ vận động, cơ hô hấp, giãn đồng tử, suy hô hấp, trụy tim mạch, ngừng thở, hôn mê, thậm chí t.ử v.ong.
Bệnh nhân bị ngộ độc Tetrodotoxin sau khi ăn ruốc lỗ được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Bãi Cháy.
Được biết, thời gian qua Bệnh viện Bãi Cháy từng tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc hải sản như so biển, hay một số loại thực phẩm khác như củ nần do nhầm lẫn hoặc chủ ý ăn các món được chế biến mà không rõ nguồn gốc, độc tính.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng khi chế biến, sử dụng các loại thực phẩm. Nếu phát hiện người bị ngộ độc thức ăn với các triệu chứng nôn mửa, tê môi, miệng, chân, tay, lơ mơ, trạng thái thần kinh li bì… nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Ruốc lỗ là một loại hải sản thuộc họ bạch tuộc, nhỏ bằng ngón chân cái, đầu tròn và có bộ xúc tu dài. Vì những đặc điểm đó mà ngư dân gọi chúng với tên bạch tuộc mini. Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc do lầm tưởng ruốc lỗ với bạch tuộc vòng xanh nên dùng để chế biến món ăn.
Phát hiện di chứng hiếm gặp gây tê liệt ở bệnh nhân Covid-19
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Hà Lan xác định một di chứng mới của Covid-19 – đó là có thể khiến người mắc bị tê liệt.
Tuy nhiên, di chứng này là rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở người trên 50 t.uổi.
Covid-19 có thể là tác nhân gây ra hội chứng Guillain-Barré (GBS). Đây là bệnh gây rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên, theo Daily Mail.
Tê liệt có thể là di chứng của Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người mắc hội chứng Guillain-Barré có thể xuất hiện các triệu chứng như bàn tay, bàn chân bị tê và liệt dần. Sau đó, tình trạng này bắt đầu lan ra nhiều vùng trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau, trường hợp nặng có thể suy hô hấp và t.ử v.ong.
Hội chứng Guillain-Barré cũng có thể xuất hiện sau khi mắc bệnh cúm. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ được kích thích và hoạt động mạnh đến mức tấn công các tế bào thần kinh. Do đó, hội chứng Guillain-Barré được xem là bệnh tự miễn.
Trước đây, nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân ở Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh cho thấy có mối tương quan giữa Covid-19 và hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, nhiều cơ quan y tế, trong đó có Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), không xem hội chứng Guillain-Barré có liên quan đến Covid-19.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Rotterdam (Hà Lan) đã khẳng định một số người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện hội chứng Guillain-Barré. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là tình trạng hiếm gặp ở bệnh nhân Covid-19 nhưng không tiết lộ tỷ lệ mắc là bao nhiêu.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ bệnh án của 49 bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré. Họ khởi phát bệnh từ tháng 1 đến tháng 5.2020 và đều trên 50 t.uổi. Kết quả cho thấy 11 người trong số này trước đó đã nhiễm Covid-19.
Các phân tích cho thấy những người mắc hội chứng Guillain-Barré trước đó đã từng mắc Covid-19. Mối liên hệ nhân quả của hai căn bệnh này cần được thừa nhận, tiến sĩ thần kinh học Bart Jacobs, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
Hầu hết những người mắc hội chứng Guillain-Barré đều phục hồi hoàn toàn. Chỉ khoảng 20% trong số này gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như đi lại khó khăn. Bệnh hiếm khi dẫn đến t.ử v.ong, theo Daily Mail.