Màu sắc nước tiểu báo hiệu điều gì về sức khỏe?

Nhiều người không biết màu sắc của nước tiểu cũng tiết lộ vấn đề sức khỏe.

Nước tiểu được tạo thành từ nước dư thừa, muối điện giải và các chất thải khác. Thận sản xuất nước tiểu, chảy vào bàng quang, sau đó thải ra ngoài. Bàng quang đầy lên dẫn tới cảm giác bạn phải vào nhà vệ sinh.

Tiến sĩ Mark Ellerkmann, Giám đốc Khoa Tiết niệu tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ), giải thích, khi lọc m.áu, thận loại bỏ chất độc và nước thừa để tạo thành nước tiểu. Vậy, màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì?

Màu vàng

Nếu cơ thể đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt. Tiến sĩ Ellerkmann nói, điều này liên quan đến việc duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Ông nói: “Chúng ta không muốn mất nước nhưng cũng không muốn bị thừa nước. Thận xử lý để tạo ra sự cân bằng đó”.

Khi cơ thể đủ nước, nước tiểu có màu trong và sáng hơn. Khi mất nước, thận sẽ giữ chất lỏng, sau đó, nước tiểu có màu sẫm hơn.

“Tôi khuyên bệnh nhân nên uống đủ nước để nước tiểu của họ có màu vàng nhạt, nhưng lượng nước khác nhau tùy người”, Tiến sĩ Jason Kim, Khoa Tiết niệu tại Trường Y khoa Renaissance, cho hay.

mau sac nuoc tieu bao hieu dieu gi ve suc khoe 05f 6444630

Màu cam

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho nước tiểu màu cam là thuốc. Tác dụng phụ của thuốc kê cho các bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu khiến nước tiểu có màu đỏ cam. Đây là dấu hiệu cho thấy thuốc đang hoạt động và sự thay đổi đó sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng thuốc. Một số loại thuốc nhuận tràng và hóa trị có tác dụng tương tự. Uống nhiều vitamin cũng tạo ra nước tiểu màu vàng cam hoặc vàng tươi.

Xanh lam hoặc xanh lục

Một số loại thuốc gây mê khiến nước tiểu có màu xanh lam. Đối với những người đang trải qua một thủ thuật y tế, các bác sĩ đôi khi dùng loại thuốc làm cho nước tiểu có màu xanh lam. Ăn thực phẩm có nhuộm màu cũng dễ gây ra sự biến đổi này.

Màu nâu

Nếu bạn bị mất nước, nước tiểu của bạn dễ có màu nâu do quá cô đặc. Nhưng nếu bạn vẫn uống nước thường xuyên, lý do sẽ là gần đây bạn đã ăn nhiều quả mâm xôi đen. Khi đó, sự thay đổi màu sắc của nước tiểu là vô hại.

Bên cạnh đó, một số rối loạn gan, thận, cũng như n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm.

Màu đục

Nước tiểu đục và có cảm giác nóng rát hoặc khó đi tiểu là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.

Màu sẫm hoặc đỏ

Nước tiểu màu đỏ có thể do ăn một số loại rau có vitamin B. Ngoài ra, trong nước tiểu có m.áu do một số bệnh lý liên quan đến bàng quang và thận.

M.áu trong nước tiểu không bao giờ là bình thường và báo hiệu một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, ung thư, viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh thận, bàng quang.

Nguy cơ COVID kéo dài có thể trở thành hội chứng phổ biến

Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, cứ 4 người mắc COVID-19 phải nhập viện có chưa đến một người bình phục hoàn toàn sau một năm.

Theo đó, nhóm nghiên cứu cảnh báo hội chứng COVID kéo dài (long COVID) có thể trở thành hội chứng phổ biến. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Respiratory Medicine hôm nay (24/4).

nguy co covid keo dai co the tro thanh hoi chung pho bien 0b7 6416787

Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Các nhà nghiên cứu phân tích hồ sơ bệnh lý của trên 2.300 người mắc COVID-19 đã xuất viện tại 39 bệnh viện ở Anh từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021, sau đó đ.ánh giá sự phục hồi của 807 bệnh nhân trong số này từ 5 tháng đến 1 năm sau đó.

Kết quả cho thấy, chỉ 26% trong số này đã hồi phục hoàn toàn sau 5 tháng và tỷ lệ này tăng lên 28,9% sau 1 năm.

Bà Rachel Evans, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu y tế và Chăm sóc Quốc gia cho biết, nghiên cứu trên ghi nhận sự hạn chế rõ rệt trong việc phục hồi các triệu chứng bệnh, sức khỏe tâm thần, khả năng tập thể dục, suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể và chất lượng cuộc sống ở các bệnh nhân trên.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng, khả năng hồi phục hoàn toàn sau COVID-19 ở nữ giới thấp hơn 33% so với nam giới. Những bệnh nhân bị béo phì chỉ có 50% khả năng hồi phục hoàn toàn, trong khi đối với những người từng phải thở máy, tỷ lệ khỏi hoàn toàn thấp hơn 58%.

Các triệu chứng COVID kéo dài phổ biến nhất là mệt mỏi, đau cơ, mất ngủ, chậm chạp về thể chất và khó thở. Ông Christopher Brightling thuộc Đại học Leicester, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, COVID kéo dài có thể trở thành một hội chứng mới lâu dài và phổ biến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *