Các chuyên gia đã liệt kê 5 thói quen phổ biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan như uống rượu quá mức, hút thuốc, lạm dụng steroid đồng hóa,…
Ung thư gan: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và những điều cần biết
SKĐS- Ung thư gan là một bệnh ác tính của gan do sự tăng sinh ồ ạt tế bào gan hoặc tế bào đường mật gây hoại tử và chèn ép trong gan. Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc mới và t.ử v.ong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, kể từ năm 1980, tỷ lệ ung thư gan đã tăng hơn gấp 3 lần và tỷ lệ t.ử v.ong đã tăng gấp đôi. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Carlos Romero-Marrero cho biết: “Những người bị suy gan có nhiều khả năng phát triển ung thư gan hơn. Nhưng hầu hết không nhận thức được nguyên nhân gây ra suy gan”. Dưới đây là 5 thói quen phổ biến có thể dẫn đến ung thư gan.
1. Uống rượu quá mức
Các bác sĩ cho biết, sử dụng quá nhiều rượu có liên quan mật thiết đến ung thư gan.
Tiến sĩ, bác sĩ Roderich Schwarz, đồng Giám đốc Trung tâm Ung thư Gan và Tuyến tụy của Roswell Park cho biết: “Tuy bản thân rượu không gây ra ung thư gan nhưng rõ ràng chúng có mối liên hệ với nhau. Rượu có thể gây tổn thương gan mãn tính, bao gồm xơ gan, hoặc gan rỗ, là một trong những điều kiện có thể làm tăng nguy cơ hoặc khả năng bị ung thư gan…
Thực tế, những người bị tổn thương gan có tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn nhiều so với ung thư gan. Vì vậy, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên khi uống quá nhiều rượu. Điều chúng tôi muốn cảnh báo là uống rượu quá mức có hại cho gan của bạn”.
2. Lạm dụng steroid đồng hóa
Theo tiến sĩ Bob Goldman – bác sĩ y học thể thao, người đã viết một báo cáo được xuất bản bởi Tạp chí Hiệp hội Xương khớp Hoa Kỳ cho biết, sử dụng steroid đồng hóa có liên quan đến ung thư gan ở các vận động viên. Tiến sĩ Goldman nói: “Tôi thực sự tin rằng việc sử dụng steroid đồng hóa đã góp phần không nhỏ vào cái c.hết của các vận động viên này. Về mặt khoa học, đây là những gì nó xảy ra. Lần duy nhất bạn có thể chắc chắn về nguyên nhân của bất kỳ cái c.hết nào là nếu bạn thực sự nhìn thấy ai đó bị ô tô đ.âm.”
3. Quan hệ t.ình d.ục không an toàn
Quan hệ t.ình d.ục không an toàn có thể dẫn đến việc bị nhiễm các loại virus tấn công gan. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: “Trên thế giới, yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư gan là nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV) mãn tính. “Những bệnh n.hiễm t.rùng này dẫn đến xơ gan và là nguyên nhân làm cho ung thư gan trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ, nhiễm viêm gan C là nguyên nhân phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), trong khi ở châu Á và các nước đang phát triển, viêm gan B là tác nhân hàng đầu. Những người bị nhiễm cả hai loại virus này có nguy cơ cao phát triển thành viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nếu họ là những người nghiện rượu nặng (ít nhất 6 ly rượu mỗi ngày).
4. Hút thuốc
Các nghiên cứu chỉ ra hút thuốc hay hút thuốc thụ động làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh gan, có thể dẫn đến ung thư. Stella Tommasi – trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Keck, chia sẻ: “Từ quan điểm về sức khỏe cộng đồng, kết quả của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng vì chúng nhấn mạnh cách các chất gây ung thư trong môi trường như khói thuốc thụ động, ngoài tác dụng gây ung thư, chúng còn góp phần vào bệnh gan chuyển hóa”.
5. Thừa cân
Các nghiên cứu cho thấy thừa cân là nguyên nhân dẫn đến ung thư gan tăng 21% và béo phì làm tăng nguy cơ đó lên 87%. Peter Campbell – Tiến sĩ, Giám đốc chiến lược của Nghiên cứu Ung thư Hệ thống Tiêu hóa tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: “Điều này góp phần đáng kể cho việc ung thư gan nằm trong danh sách các bệnh ung thư liên quan đến béo phì”. Như vậy, việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu đường mà còn là chiến lược quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
Xơ gan ở t.rẻ e.m nguy hiểm ra sao?
Tưởng rằng xơ gan là căn bệnh thường chỉ gặp ở người lớn t.uổi, nam giới hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Tuy nhiên, trên thực tế t.rẻ e.m cũng có thể mắc xơ gan. Vậy xơ gan ở t.rẻ e.m có nguy hiểm không?
Bệnh gan ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
SKĐS – Bệnh gan thường gặp ở người lớn, tuy nhiên ở trẻ cũng gặp phải thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Trẻ mắc phải căn bệnh này ngày một nhiều hơn và đang là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa. Chính vì vậy, hiểu về viêm gan ở t.rẻ e.m có thể phòng tránh được những hệ lụy sau này.
1. Nguyên nhân xơ gan ở trẻ
Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan. Ở t.rẻ e.m, xơ gan cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn đường mật và điều kiện di truyền là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Tiếp đến là do xơ nang, viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi mạn tính bởi virus viêm gan B hoặc C; Viêm xơ đường mật thứ phát… dẫn đến xơ gan.
Một số bệnh lý di truyền như bệnh Wilson và một số các khiếm khuyết tim bẩm sinh di truyền, các rối loạn hiếm gặp khác… cũng có thể dẫn đến xơ gan ở trẻ.
Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan
2. Nhận biết xơ gan ở trẻ
Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu của xơ gan, trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
Ở các giai đoạn sau, tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau.
Nhưng các triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m thường gặp là vàng da, vàng mắt – điều này xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.
Gan thu thập Bilirubin để được đưa ra khỏi cơ thể qua phân. Khi gan bị xơ, quá trình này bị gián đoạn, khiến cho Bilirubin xâm nhập vào các mô và niêm mạc như da và mắt, làm đổi màu các mô.
Tuy nhiên, triệu chứng xơ gan ở t.rẻ e.m này chỉ đúng với những trẻ đã trên 9 tháng t.uổi. Trẻ sơ sinh dưới 9 tháng t.uổi thường bị vàng da sinh lý. Đây là tình trạng lành tính, có thể tự hết, không liên quan tới các bệnh gan.
Trẻ bị xơ gan dễ bị bầm tím hoặc c.hảy m.áu do không thể sử dụng vitamin K có trong cơ thể. Kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, sụt cân bất thường do xơ gan làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngứa da do xơ gan làm tắc đường mật, khiến mật và độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, các biểu hiện khác như phân nhạt màu, bụng to, chân phù nề, trẻ quấy khóc, kém ăn…
Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm.
3. Biến chứng xơ gan ở trẻ
T.rẻ e.m bị xơ gan thường có dấu hiệu chuyển biến nhanh và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng, gan không còn đủ sức để đào thải chất độc dẫn đến tình trạng ứ đọng Amoniac trong m.áu làm trẻ có triệu chứng hôn mê gan và sẽ t.ử v.ong nhanh chóng nếu không kịp điều trị. Bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m cũng có thể làm tăng nguy phát triển ung thư gan. Do đó, nếu có khả năng ghép gan, trẻ có cơ hội sống tốt hơn.
Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi những bất thường ở trẻ để đi khám và điều trị sớm. Chú ý theo dõi các biến chứng và nếu có triệu chứng đặc biệt thì cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay.
4. Điều trị xơ gan ở trẻ
Bệnh xơ gan ở trẻ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Bởi vì gan là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể tham gia vào quá trình thải độc cơ thể, nếu gan bị tổn thương chất độc tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan, cơ thể bị ứ đọng chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Việc điều trị bệnh xơ gan ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, giai đoạn bệnh, cơ địa từng trẻ mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
Các phương pháp điều trị có thể dùng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng và nguyên nhân cơ bản như: Điều trị n.hiễm t.rùng (nếu có), loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố trong m.áu. Nếu có biến chứng, xơ gan ở giai đoạn muộn thì ghép gan sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất.
Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo.
Tóm lại: Xơ gan là căn bệnh mạn tính, quá trình điều trị bệnh lâu dài, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan ở t.rẻ e.m. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, tăng cường các loại rau củ quả tươi để bảo vệ chức năng gan tốt hơn.
Hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng đủ các loại vaccine theo khuyến cáo. Nếu trẻ phải uống các loại thuốc có khả năng gây thương tổn cho gan cần tham khảo bác sĩ điều trị bệnh gan cho trẻ.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không điều trị theo mách bảo vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.