Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới, đây là những nhóm người cần cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Nếu bị đột quỵ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt, làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Trong trường hợp nghiệm trọng, bệnh nhân có thể bị tàn phế hoặc thậm chí t.ử v.ong.
Theo thống kê, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, tỷ lệ tái phát đột quỵ cũng tương đối cao, cho dù sử dụng thuốc suốt đời vẫn có khả năng tái phát.
Tuy vậy, không phải ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, dưới đây là những nhóm người dễ mắc phải bệnh lý này.
1. Người bị bệnh cao huyết áp
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, dù bị huyết áp tâm thu cao hay huyết áp tâm trương cao thì khi huyết áp cao đến một mức độ nhất định đều có thể gây ra đột quỵ. Dù các triệu chứng có rõ ràng hay không, bệnh nhân đều phải kiên trì sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp ổn định, nếu không có thể dẫn đến đột quỵ.
2. Người bị bệnh tim mạch
Theo thống kê lâm sàng, những người bị nhồi m.áu cơ tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim do vi khuẩn, người bị bệnh van tim, bệnh nhân đã phẫu thuật tim hay những người được lắp máy tạo nhịp tim nhân tạo thường dễ bị chứng huyết khối, nếu không cẩn thận có thể dẫn tới đột quỵ.
3. Bệnh nhân tiểu đường
So với những người bình thường thì bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, vì phần lớn bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, khiến mức độ xơ vữa động mạch ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng làm tăng tình trạng cao huyết áp, từ đó gây ra đột quỵ.
4. Những người hút t.huốc l.á và uống rượu bia thường xuyên
Các chất độc hại trong t.huốc l.á kết hợp với cholesterol và lipoprotein trong m.áu rồi lắng đọng trên thành mạch m.áu, từ đó đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu bia, ví dụ hấp thụ vào cơ thể hơn 60 gam rượu mỗi ngày cũng dễ bị đột quỵ hơn bình thường.
5. Những người ăn uống quá mặn
Nhiều người có khẩu vị rất mặn, thích cho nhiều muối vào món ăn khi chế biến hoặc trong quá trình thưởng thức món ăn. Tuy nhiên, việc làm này cực kỳ có hại cho sức khỏe, bởi thứ nhất nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, thứ hai sẽ gây tổn thương và hẹp động mạch não. Do đó, những người thường xuyên ăn quá mặn dễ bị đột quỵ hơn bình thường.
6. Những người thường xuyên sử dụng thuốc không đúng cách
Việc thường xuyên sử dụng thuốc không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, ví dụ như nếu thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp quá liều sẽ khiến huyết áp giảm trong thời gian ngắn, làm lượng m.áu trong não giảm mạnh đột ngột, thúc đẩy sự xuất hiện của cơn đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.
Ngoài ra, các loại t.huốc a.n t.hần như Diazepam nếu sử dụng quá liều cũng có thể gây ra đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để nắm rõ được phương pháp và liều lượng dùng thuốc một cách chính xác.
Nói chung, những người có nguy cơ đột quỵ cao nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện ra bệnh, từ đó có những biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn.
Từ bỏ 3 loại thức ăn giúp giảm 80% nguy cơ đột quỵ
Nhiều người đang vô tình làm tăng nguy cơ đột quỵ của bản thân khi thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não, là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong cao hàng đầu thế giới. Tình trạng xảy ra khi quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn khiến não bộ bị thiếu oxy. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ m.áu, các tế bào não sẽ bắt đầu c.hết.
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, chất béo chuyển hóa không có lợi cho sức khỏe.
Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có liên quan đến đột quỵ và bệnh tim. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp.
Chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy, nước sốt trộn salad, bơ thực vật…
Một nghiên cứu quy mô lớn sử dụng dữ liệu từ Điều tra Triển vọng châu Âu về Ung thư và Dinh dưỡng. Chương trình có sự tham gia của hơn 400.000 người ở 9 quốc gia châu Âu bao gồm Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
Những người trên đã trả lời câu hỏi về thói quen ăn uống, các yếu tố lối sống, t.iền sử bệnh và đặc điểm xã hội học của họ.
Các nhà khoa học theo dõi tình trạng sức khỏe của các đối tượng tham gia trong khoảng thời gian trung bình 12,7 năm.
Họ sử dụng công cụ thống kê để ước tính tỷ lệ nguy cơ đối với đột quỵ liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ và đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá, thực phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, trái cây và rau, các loại đậu, hạt và chất xơ.
Nhìn chung, nghiên cứu ghi nhận ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ, sữa, phô mai hoặc sữa chua liên quan đến nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ thấp hơn nhưng không làm giảm nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
Nếu một người ăn 200g rau quả mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ thấp hơn 13%.
Đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi một cục m.áu đông chặn dòng chảy của m.áu và oxy đến não.
Những cục m.áu đông này thường hình thành ở những khu vực mà động mạch đã bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn theo thời gian bởi các chất béo được gọi là mảng bám.
Các yếu tố khác dễ dẫn đến đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ là hút thuốc, huyết áp cao, béo phì, mức cholesterol cao, bị bệnh tiểu đường, uống quá nhiều rượu.