8 thói quen âm thầm tàn phá gan mà nhiều người mắc phải

Nhiều thói quen hàng ngày gây tác động xấu đến sức khoẻ của gan mà bạn không biết.

Dưới đây là 8 thói quen bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình.

Uống nước có ga

Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt với người men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Đồ uống có ga khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, tình trạng tăng men gan càng nặng hơn. Đồ uống này cũng chứa nhiều chất kích thích, có thể là etanol gây huỷ hoại các tế bào gan, thường xuyên sử dụng sẽ gây ra béo phì.

Ăn mặn

Thói quen ăn mặn có hại cho gan vì lượng muối quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan. Ngoài ra, những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm m.áu thông qua hệ thống mạch m.áu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ gan của bạn.

8 thoi quen am tham tan pha gan ma nhieu nguoi mac phai a56 6452917

Bạn nên hạn chế thói quen xấu để bảo vệ lá gan.

Rượu bia

Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Ăn nhiều chất béo

Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm ảnh hưởng đến lá gan của bạn. Theo chuyên gia, chế độ ăn giàu chất béo tạo ra tình trạng quá tải chất béo dư thừa, sau đó tích lũy dần vào gan gây hại gan của bạn.

Uống không đủ nước

Thói quen quên uống nước khiến cơ thể gặp vấn đề về chuyển hoá, thải độc, lâu dần hại gan và thận. Uống nước thường xuyên làm cho m.áu loãng hơn, giúp gan dễ lọc và thải bỏ độc tố.

Ngủ không đủ giấc

Nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi khuya nên rất dễ gây ra bệnh gan. Việc thường xuyên thức đêm sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc, sức để kháng giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khoẻ ban đêm của gan. Những người mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm bệnh sẽ càng nặng thêm.

Lạm dụng thuốc bổ

Nhiều người cho rằng các loại vitamin và thuốc bổ có thể dùng thoải mái, đây là quan niệm sai lầm. Việc lạm dụng thuốc kể cả thuốc bổ cũng làm hại và gây tổn thương gan. Bởi một trong những vai trò của gan là phân huỷ các chất mà cơ thể tiêu thụ, kể cả thuốc uống, thuốc bổ và thảo mộc.

Bảo vệ sức khỏe cho bé với hướng dẫn sử dụng gia vị từ chuyên gia

Ngoài các lưu ý về chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị của bé cũng cần được dùng với liều lượng cẩn trọng nhằm bảo vệ sức khỏe trong tương lai.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khoa học hơn về việc sử dụng gia vị liên quan đến sức khỏe bé.

bao ve suc khoe cho be voi huong dan su dung gia vi tu chuyen gia 64c 6433748

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

– BS có thể cho biết việc sử dụng gia vị trong chế biến thức ăn cho trẻ như hiện nay có thật sự tốt hay không?

Về cơ bản, việc cho thêm gia vị giúp món ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên, vì phần lớn các loại gia vị đều có thành phần là muối (natri), và nếu ăn nhiều muối hơn so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hơn nữa, mỗi độ t.uổi cần một lượng muối nhất định, t.rẻ e.m sẽ có nhu cầu muối thấp hơn người lớn, và mức độ t.uổi càng nhỏ nhu cầu càng ít đi, đặc biệt với trẻ dưới 1 t.uổi thì muối/gia vị gần như là không cần thiết.

Thực trạng trẻ ăn mặn từ nhỏ không chỉ gây nên các vấn đề sức khỏe trước mắt, mà về lâu dài hình thành khẩu vị ăn mặn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các nguy cơ về bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo khuyến nghị của WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ngày để giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu điều tra của Bộ Y tế năm 2015, dân ta ăn trung bình 9,4g muối ăn/ngày (gấp 2 lần so với mức cần thiết).

Con số này cho thấy thực trạng người Việt Nam ăn mặn đang rất phổ biến, và do quen với khẩu vị nên mọi người đều xem đây là chuyện bình thường. Đây cũng là lý do khiến hiện nay, nhiều trẻ bị ăn mặn thụ động vì đa phần trẻ thường được ăn theo khẩu vị của người lớn và gia đình chưa nắm đủ thông tin, hiểu rõ về tác hại của ăn mặn.

Dưới đây là khuyến nghị về lượng muối theo độ t.uổi.

Theo Nhu cầu khuyến nghị Natri của Viện Dinh dưỡng/Bộ Y tế (2016), ở mỗi độ t.uổi chỉ cần bổ sung một lượng muối nhất định. Cụ thể:

Trẻ từ 0-5 tháng chỉ nên tiêu thụ 100mg natri (tương đương 0,3g muối ăn). Nếu trẻ được bú sữa mẹ, chúng sẽ nhận được lượng khoáng chất thích hợp, bao gồm cả natri, từ sữa mẹ.

Trẻ 6-11 tháng chỉ nên tiêu thụ 600 mg natri (tương đương 1,5g muối ăn)

Trẻ 1-2 t.uổi: chỉ nên tiêu thụ

Trẻ 3-5 t.uổi chỉ cần

Trẻ 6-7 t.uổi chỉ nên tiêu thụ

Trẻ 8-9 t.uổi chỉ nên tiêu thụ

Trẻ 10-11 t.uổi chỉ nên tiêu thụ

Các nhóm t.uổi sau đó thì giống như người trưởng thành: là

bao ve suc khoe cho be voi huong dan su dung gia vi tu chuyen gia 8ae 6433748

Không có ý thức giảm mặn khi nấu ăn cho trẻ có thể khiến cơ thể của trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

– Tác hại của việc ăn mặn so với nhu cầu cơ thể gây những tác hại như thế nào cho trẻ, thưa bác sĩ?

Thực tế thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ trong chế độ ăn uống, và lượng muối này đã có thể bao gồm trong thực phẩm gia đình sử dụng như: bột ăn dặm, bánh mì, bánh quy, sữa, sữa chua, phô mai… nên trẻ ăn vào rất dễ vượt quá lượng muối phù hợp.

Trẻ dưới 1 t.uổi việc cho muối vào bột/cháo có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ. Vì thận trẻ dưới 1 t.uổi chỉ có độ lọc bằng 1/3 người lớn, muối được lọc qua thận sẽ khiến cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương.

Ăn mặn khiến trẻ khát nước, uống nước nhiều hơn dẫn tới đi tiểu cũng nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài. Điều đáng tiếc là quá trình này cũng thải luôn cả các ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Đây là nguyên nhân gây mất canxi ở trẻ nhỏ, làm suy yếu chất lượng xương gây nên chứng còi xương, thấp còi ở t.rẻ e.m Việt khi trưởng thành.

Thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn khiến trẻ dễ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch…

– Như vậy, việc sử dụng gia vị theo khuyến cáo nên được thực hiện như thế nào, thưa bác sĩ?

Ăn giảm mặn bản chất là giảm lượng natri vào cơ thể, nhưng cần hiểu bao quát hơn: chế độ ăn giảm mặn không đơn giản chỉ là giảm muối mà còn là giảm mặn trong mọi loại gia vị và đồ ăn cho trẻ. Căn cứ vào mục tiêu giảm mặn theo khuyến cáo của WHO, trong cách nấu nướng, sử dụng gia vị mặn để chế biến món ăn cho t.rẻ e.m trong gia đình, ta cần chú ý:

Đối với trẻ dưới 12 tháng, chúng ta không cần nêm thêm gia vị vì lượng NaCl này có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây… chỉ cần chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có của món ăn. Trong thịt, cá, rau củ cũng đã có sẵn lượng gia vị nhất định để cung cấp cho cơ thể trẻ. Việc nêm muối chỉ làm thận trẻ trở nên quá tải và phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu.

Với trẻ ở độ t.uổi từ 1- 2, có thể thêm gia vị cho các bé nhưng chúng ta cần nhớ là độ t.uổi này các bé vẫn chưa ăn được theo lượng nêm nếm của người lớn. Lượng muối thích hợp với bột gạo hoặc cháo xay là từ 0,5 đến 1g/ngày (chỉ 1/5 so với nhu cầu người lớn).

Với những loại bột đóng hộp hoặc thức ăn dặm đóng hộp, chúng ta nên chú ý thành phần được các nhãn hàng công bố trên bao bì. Nếu những loại đồ ăn này đã có sẵn muối thì không nên cho thêm. Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, nên lưu ý cho muối vào trước dầu ăn và rau.

Khi trẻ lên 3-5 t.uổi, dù đã quen thuộc với đồ ăn được nêm gia vị nhưng để đảm bảo sức khỏe cho thận và hệ tiêu hóa của trẻ, chúng ta nên chú ý chỉ cho độ mặn vào các món ăn bằng khoảng 50% so với người trưởng thành (2,8g/ ngày).

Độ mặn các món ăn của trẻ có thể tăng lên dần – tầm 2/3 của người lớn, khi trẻ lên 6-7 t.uổi vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn.

Nhóm trẻ 8-9 t.uổi thì nêm nếm độ mặn của món ăn thấp hơn người trưởng thành 1 chút là được. Khi trẻ từ 10 t.uổi trở đi, vị giác đã phát triển hoàn toàn, chúng ta có thể cho trẻ ăn cùng chế độ nêm nếm của cả gia đình với lượng muối theo mức khuyến nghị của WHO.

Tuy nhiên, cần lưu ý rất rõ về việc các gia đinh người Việt hiện đa số đang ăn mặn gấp đôi so với chuẩn của WHO, do đó các điều chỉnh trong việc sử dụng gia vị hàng ngày cần điều chỉnh chung nhằm giảm thiểu lượng muối dư thừa cho cả gia đình. Theo đó:

Giảm muối khi chế biến thực phẩm: Khi nấu ăn cho bớt lượng muối nêm vẫn thường dùng (giảm từ từ tiến tới giảm một nửa lượng muối).

Chủ động nấu ăn tại nhà nhiều hơn: Nấu ăn tại nhà để điều chỉnh giảm mặn trong mọi gia vị và thức ăn. Việc nêm nếm thức ăn cho trẻ nhỏ cũng cần tiết chế, giúp trẻ có một khẩu vị vừa phải tốt cho sức khỏe.

Thay thế các loại gia vị thông thường bằng gia vị giảm mặn để giữ hương vị đậm đà của món ăn, mà vẫn tốt cho sức khỏe: Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm giảm mặn, đặc biệt như nước mắm cũng đã có sản phẩm với công thức giảm mặn, nhận biết bằng lô-gô hoặc thông tin trên nhãn.

bao ve suc khoe cho be voi huong dan su dung gia vi tu chuyen gia 309 6433748

Sản phẩm gắn nhãn giảm mặn là cách đơn giản để theo đuổi chế độ ăn giảm mặn.

Chế độ ăn giảm mặn cần theo đuổi lâu dài, bền bỉ suốt cuộc đời và có lộ trình giảm mặn phù hợp tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.

– Cảm ơn bác sĩ vì những chia sẻ hữu ích này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *