Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, có m.áu trong nước tiểu hoặc trong phân… là các dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc ung thư.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó gần 40.000 trường hợp là các bệnh về ung thư đường tiêu hóa thường gặp như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
Bệnh ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư
Theo thông tin từ Bệnh viện K, có nhiều triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc ung thư, bao gồm:
– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Có m.áu trong nước tiểu hoặc trong phân.
– Táo bón hoặc tiêu chảy.
– Thay đổi da, vết loét hoặc vết loét không lành.
– Đau dai dẳng hoặc đau đầu.
– Ho mãn tính.
– Sốt, đổ mồ hôi ban đêm.
– Buồn nôn hoặc nôn tái phát.
– Sưng hạch bạch huyết.
Làm gì để ngừa ung thư
Các bác sĩ Bệnh viện K cũng đưa ra một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa ung thư:
– Tránh hút thuốc: Hút t.huốc l.á chủ động hay tiếp xúc khói thuốc trong thời gian dài là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi vì vậy hãy bỏ t.huốc l.á nếu bạn đang sử dụng hàng ngày.
Không lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác để ngăn ngừa ung thư
– Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Chúng ta nên có một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc và ít chất béo bão hòa, chuyển hóa, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Cùng với đó. Bạn hãy nấu nướng đúng cách, thay vì chiên, rán ngập dầu, bạn hãy hấp hoặc nướng. Ngoài ra, bạn nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát để tránh bị hỏng. Sử dụng loại hộp đựng phù hợp với lò vi sóng. Tuyệt đối không ăn thực phẩm có dấu hiệu mốc hoặc có mùi.
– Không lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp xung quanh các chất gây ung thư và hóa chất công nghiệp, chẳng hạn như đeo găng tay và đảm bảo không gian làm việc được thông gió.
– Sàng lọc ung thư định kỳ, phù hợp với độ t.uổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ của bạn. Bởi vì một số bệnh ung thư có thể tồn tại trong một thời gian dài trước khi chúng gây ra các triệu chứng, nên việc tầm soát và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng.
– Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
– Bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường t.ình d.ục.
– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Đi bộ nhanh, tập gym, aerobics, yoga… hãy chọn hình thức tập luyện phù hợp với bạn và tập hàng ngày trong khoảng 30 phút để giảm nguy cơ ung thư.
– Uống nhiều nước hỗ trợ cơ thể loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại đồ uống nhiều đường.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư hiếm gặp trên móng tay
Vệt sẫm màu trên móng tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có u hắc tố dưới móng.
Những thay đổi trên móng tay của bạn có thể do một số vấn đề, thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp cảnh báo bệnh nguy hiểm, gây c.hết người.
U hắc tố dưới móng là một loại ung thư da hiếm gặp xảy ra ở vùng da dưới móng tay. Tiến sĩ Raj Karan thông tin, có một dấu hiệu quan trọng của căn bệnh này.
Theo Tiến sĩ Karan, một vệt sẫm màu trên móng tay có khả năng do những nguyên nhân như n.hiễm t.rùng, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương và cục m.áu đông. Một nguyên nhân đặc biệt nữa là loại ung thư da hiếm gặp.
Ảnh: Healthline
U hắc tố dưới móng rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số các trường hợp u hắc tố.
Mọi người dễ lầm tưởng chỉ bị bầm tím ở móng tay, hoặc thậm chí không nhận thấy sự thay đổi.
Móng có thể có một vệt đen hoặc nâu, tách biệt khỏi lớp móng, c.hảy m.áu, mỏng, nứt hoặc có vết bầm không biến mất mặc dù móng đang phát triển. Da xung quanh móng tay cũng có thể sẫm màu hơn.
Tiến sĩ Karan nói thêm, những vết này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của ung thư và chúng hay xuất hiện ở những người có làn da sẫm màu.
Thông thường, những người lớn t.uổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm phụ nữ trên 60 t.uổi và nam giới trên 70 t.uổi.
Tuy nhiên, một người phụ nữ khoảng 40 t.uổi đã phải cắt cụt ngón tay sau khi cô ấy phát hiện ra một vết màu nâu trên móng tay của mình.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác trên móng tay, móng chân cảnh báo bệnh bao gồm thay đổi màu sắc, mỏng, đỏ, sưng, bật móng, cong, dày và phát triển quá mức…
Việc phát hiện sớm khối u ác tính giúp các bác sĩ chuyên khoa điều trị nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ sinh thiết các mô bất thường để xác định xem khu vực bị ảnh hưởng có phải là ung thư hay không. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải tiến hành xạ trị.
Móng tay có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của một người. Ví dụ móng tay dùi trống (quặp và dày hơn) là dấu hiệu của ung thư phổi.
Đó là biểu hiện cho thấy cơ thể bị thiếu oxy hoặc kết quả của áp xe phổi, bệnh tim bẩm sinh.
Các đường gờ ngang trên móng tay chỉ ra các vấn đề về thận, tuyến giáp hoặc thậm chí là quai bị.
Nếu bạn thấy móng tay có màu vàng hoặc xanh lá cây, đó dễ là n.hiễm t.rùng nấm, hiện tượng xuất hiện thường xuyên là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường.