Cây ngô đồng là loại cây lương thực phổ biến. Các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc.
Trong Đông y, các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc có lợi cho tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, chống oxy hóa, chống lão hóa, với công dụng chính lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp.
Theo y học hiện đại, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết mật, hỗ trợ giảm bilirubin trong m.áu.
Một số món ăn được chế biến từ cây ngô đồng
1. Cháo ngô: Ngô non bào, gạo tẻ, nấu thành cháo, dùng cho người tiểu đường
2. Cháo ngô non cà rốt: Ngô non 100g, cà rốt 3 củ. Nấu ngô sôi trước nửa giờ rồi mới cho cà rốt vào. Dùng ngày hai lần cho trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
3. Cháo ngô đậu ván trắng: Ngô 50g, đậu ván trắng 25g, đại táo 50g (bỏ hột). Ngày ăn 1 bữa, có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù.
Các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc.
4. Cháo bột ngô: Ăn nóng ngày 2 bữa, có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ m.áu, hạ huyết áp.
5. Ngô luộc cả bắp: Ngô non luộc ăn hạt, uống nước. Dùng cho người bệnh gan thận có phù, sỏi, vàng da.
6. Xôi ngô: Món ăn sáng rất bổ dưỡng, ngon miệng, thích hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng thịt.
7. D ầu ngô:Ngô ép thành dầu ăn như dầu vừng, dầu lạc. Người ta dùng dầu ngô để chữa viêm nha chu. Dầu ngô chứa nhiều vitamin E có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa.
Hoa hòe không chỉ hạ huyết áp mà còn giúp cầm m.áu, làm bền thành mạch…
8. Mầm ngô: Ủ cho mọc mầm, dùng tươi hoặc khô, tán bột làm thức uống cho người tiểu đường, đầy bụng, khó tiêu.
9. Nước ngô rang: Sách cổ gọi “túc mễ trà”, có tác dụng tăng cường sức khỏe, kiện thân, lợi thận.
10. Nước uống thân cây ngô:Chặt đoạn ngắn, đ.ập dập nấu nước uống, tốt cho da và tóc.
11. Ruột bấc thân ngô: Nấu nước uống có tác dụng lợi tiểu, chống phù, vàng da, trị các chứng c.hảy m.áu.
12. R âu ngô : Nấu nước uống hàng ngày, uống liền 2-3 tháng, trị cao huyết áp, viêm thận cấp, tiểu buốt, tiểu ít, đục.
13. Thang r âu ngô chi tử: Râu ngô 30g, vỏ chuối tiêu 30g, chi tử (dành dành) 9g; sắc uống. Dùng cho người huyết áp cao kèm theo c.hảy m.áu, thổ huyết.
Chi tử (dành dành).
14. Trà r âu ngô , cúc hoa: Râu ngô18g, thảo quyết minh tử 9g, cúc hoa vàng 6g; Hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà. Dùng cho người nhức đầu, chóng mặt, cao huyết áp.
15. Cháo r âu ngô tim lợn: Râu ngô tươi 60g cho vào túi vải buộc miệng lại hầm với tim lợn, gạo tẻ. Dùng cho người bệnh tim, hồi hộp, mất ngủ.
16. Canh r âu ngô thịt trai: Râu ngô tươi 50g, thịt trai 120g; thêm nước, nấu thành canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh. Dùng cho người bệnh đái tháo đường, viêm thận, viêm gan và viêm túi mật.
Công thức nấu món tim lợn hầm ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe
Tim lợn và ngải cứu là một sự kết hợp tạo nên một món ăn vô cùng bổ dưỡng với nhiều công dụng phòng và chữa bệnh, rất tốt cho sức khoẻ của mọi người. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách hầm tim lợn với ngải cứu thơm ngon và bổ dưỡng.
Ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt, là một loại thuốc quý trong đông y, nhưng thay vì uống thuốc đắng thì dùng ngải cứu để nấu ăn cũng rất bổ dưỡng và dễ ăn. Tim lợn có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ chế biến các món ăn khác nhau. Cách hầm tim lợn với ngải cứu khá đơn giản và rất tốt cho sức khoẻ. Hãy bồi bổ cho các thành viên trong gia đình bằng cách hầm tim lợn với ngải cứu đãi cả nhà nào
Tim lợn hầm ngãi cứu là món ăn tốt như thế nào ?
Theo Đông y, tim lợn có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Tim lợn được nấu trong những món ăn có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh.
Ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, mùi thơm. Có rất nhiều công dụng của ngải cứu như cầm m.áu, điều hoà khí huyết, giảm đau, trị cảm, sát trùng, kháng khuẩn, nôn mửa,…Dùng ngải cứu chế biến những món ăn đều rất bổ dưỡng cho sức khoẻ lại mang mùi vị rất riêng của ngải cứu, giúp món ăn thêm lạ miệng.
Tim lợn hầm ngải cứu rất tốt cho người bệnh mới khỏi cần bồi bổ, phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m, người lớn t.uổi. Hay đơn giản là người bình thường muốn bồi bổ cơ thể với một món ăn thơm ngon, tốt cho sức khoẻ.
Trong Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, những món ăn được nấu từ lợn rất có tác dụng ích khí, bổ tâm, chữa kinh giản thương phong, trợ lực cho phụ nữ sau sinh. Còn ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian để cầm m.áu, giảm đau nhức, sát trùng, kháng khuẩn, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lị… nên món ăn tim lợn hầm ngải cứu đặc biệt bổ dưỡng mà lại cho mùi vị rất riêng, rất lạ, thơm mùi lá ngải cứu, ngọt của nước hầm tim.
Nguyên liệu
Tim lợn 1 quả
Ngải cứu khoảng 1 nắm
Gừng thái lát 2 thìa nhỏ
Hành tỏi băm 2 thìa nhỏ
Chuẩn bị
Ngải cứu
Cách hầm tim lợn với ngải cứu
Bước 1: Rửa sạch ngải cứu, chia làm 2 phần, 1 phần cho vào trong tim heo, 1 phần để ở ngoài.
Bước 2: Tim lợn rửa sạch, cắt khứa dày khoảng 0,6 cm, rửa sạch lại lần nữa. Ướp tim lợn với phân nửa hành tỏi băm, ngải cứu băm đã được chuẩn bị sẵn. Cho thêm hạt nêm vào và ướp khoảng 15 phút cho gia vị thấm đều.
Sơ chế tim lợn
Bước 3: Chuẩn bị 1 nồi nước với khoảng 2 bát nhỏ nước, cho tim heo đã ướp vào và để phân nửa ngải cứu đã chừa vào xung quanh. Tất cả cho vào hầm với lửa vừa phải khoảng 1 tiếng cho đến khi chín mềm là được.
Bước 4: Múc ra bát và thưởng thức khi còn nóng. Món ăn càng thêm bổ dưỡng khi bạn cho thêm hạt sen và nấm vào nấu chung.
Lưu ý:
Để nấu được một nồi tim lợn hầm lá ngải cứu thì bạn chỉ cần chuẩn bị một quả tim lợn và lá ngải cứu thôi, còn các gia vị nêm nếm đã có sẵn trong gian bếp nhà bạn rồi.
Ngải cứu bạn có thể mua, hoặc trong vườn nhà có trồng thì càng tốt, rửa sạch và chia ra làm 2, một phần để nấu ở ngoài còn một phần sẽ được ướp vào trong tim lợn.
Còn tim lợn sẽ được rửa sạch, khứa xung quanh những lát dày chừng 5 – 6mm. Đem tim đi ướp với hành tỏi băm, một phần ngải cứu được băm nhỏ ra và chút hạt nêm, để ướp cho thấm gia vị trong khoảng 15 phút.
Tim lợn đã được ướp gia vị cho vào nồi cùng phần ngải cứu còn lại để xung quanh, đổ vào 3 bát ăn cơm nước để hầm. Hầm nhỏ lửa trong 1 giờ, khi tim đã chín mềm rồi thì tắt bếp và cho ra bát.
Làm món ăn này để bổi bổ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình trong trường hợp bị bệnh, suy nhược cơ thể, hay được dùng như một món ăn bình thường để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh của cả nhà.
Tim lợn hầm ngải cứu
Các cách nấu món này kiểu khác
Nấu cháo tim lợn nóng hổi ấm bụng
Khi bị ốm hoặc mới ốm dậy, để bồi bổ sức khỏe thì người ta thương nấu cháo tim lợn cho người bệnh, món này vừa dễ ăn lại nhiều dinh dưỡng, giúp đẩy lùi bệnh tật.
Chút cháo được nấu rền sệt, miếng tim được thái mỏng ăn giòn và ngọt. Những ngày lạnh lành, thèm bát cháo nóng để húp thì cháo tim lợncũng là một gợi ý hay.
Nguyên liệu cho món ăn cần xương sườn hoặc xương đuôi lợn, tim lợn, gạo nếp gạo tẻ, hành tây, cà rốt, nấm tươi, nhánh gừng, vài tép tỏi khô, hành lá, rau mùi và gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, tương ớt, ớt trái tươi và hành phi.
Bật mí bí quyết nấu cháo tim lợn nóng hổi ấm bụng
Hành tây chuẩn bị 3 quả, 2 quả bổ ra làm đôi để cho vào nồi nấu cháo, phần còn lại thì thái hạt lựu. Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch và cũng thái hạt lựu. Nấm hương rửa sạch, thái thánh những miếng vừa ăn, có thể thái miếng to một chút, ăn sẽ giòn hơn. Gừng tươi một phần thái lát, một phần đ.ập dập, băm nhuyễn. Hành lá và rau mùi nhặt bỏ những cây vàng úa và bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ ra.
Xương lợn mua về được rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, sau đó luộc sơ qua với chút muối, trút bỏ phần nước luộc đầu này đi rồi sau đó mới lọc xương, đổ nước lại để hầm chín, cho vào nồi nước hầm xương 2 quả hành tây bổ đôi, vài lát gừng tươi và chút muối.
Tim lợn mua về rửa sạch m.áu đọng và sạch mùi hôi. Thái lát tim miếng mỏng. Ướp tim với chút muối, hạt nêm, tiêu, gừng băm và hành khô băm nhuyễn trong 30 phút, cho đến khi gia vị ngấm đều vào miếng tim.
Ướp tim lợn
Gạo nếp với gạo tẻ trộn vào nhau, vo qua cho sạch cám gạo. Cho gạo vào tô, ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Khi nồi nước hầm xương sôi, vớt hết bọt nổi lên trên rồi đổ gạo vào ninh nhừ.
Trong khi hầm cháo thì nhớ dùng thìa để đảo đều gạo và xương, tránh tình trạng gạo dính dưới đáy nồi sẽ bị cháy. Ninh cho đến khi thịt trên xương đã mềm nhừ và gạo cũng đã nở bung, rền sánh. Sau đó vớt xác hành tây và gừng bỏ đi. Tiếp đến cho phần hành tây và cà rốt thái hạt lựu vào nồi cháo, đun sôi lên, sau đó giảm nhỏ lửa lại.
Khoảng 5 phút sau thì cho nấm vào nồi cháo, vặn lửa lớn trở lại, khi nấm đã chín rồi thì bạn tiến hành trút tim lợn đã được ướp gia vị từ trước vào nồi cháo, đảo đều lên. Đậy vung lại chờ cho đến khi cháo sôi trở lại, nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa ăn, thêm hành mùi vào cháo nữa là được.
Vậy là nồi cháo tim lợn của chúng ta đã được hoàn thiện rồi. Mùi thơm của tim lợn, của rau củ, hành mùi và thêm chút tiêu được rắc lên trên, hấp dẫn và cuốn hút vô cùng. Ăn một bát cháo ấm bụng vô cùng, lại là trong những ngày trời bắt đầu vào đông như thế này thì còn gì thích hơn.
Như vậy, để có được món bổ dưỡng này cũng không quá phức tạp phải không nào?. Cách hầm tim lợn với ngải cứu không những giúp bạn đổi khẩu vị còn bồi bổ cơ thể, phòng trị một số bệnh. Đây là một món ăn vô cùng hấp dẫn bởi mùi vị rất riêng, mùi thơm của ngải cứu, ngọt của nước hầm tim lợn, giúp bạn tăng cường sinh lực, tràn đầy năng lượng và khoẻ mạnh. Với cách hầm tim lợn với ngải cứu qua bài viết trên đã giúp bạn thấy giá trị dinh dưỡng của món ăn và cách làm, hãy bắt tay vào thực hiện món ăn bổ dưỡng này cho cả gia đình nhé! Chúc bạn thành công và ngon miệng với monngondongian.com mỗi ngày!