Bệnh truyền nhiễm vào mùa, TP.HCM phát hiện 53 ổ dịch sốt xuất huyết trong 1 tuần

Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa đầu mùa là điều kiện để các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng bùng phát mạnh tại TP.HCM.

Trong những tuần qua, TP.HCM ghi nhận số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng liên tục gia tăng, nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nặng và t.ử v.ong.

Số ca tay chân miệng tăng 136%

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân ngoại trú đến khám tay chân miệng. Số bệnh nhân nội, ngoại trú trong tuần qua khoảng 300 ca.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, số liệu đầu tuần có 39 ca điều trị tay chân miệng tại bệnh viện, trong đó có một ca nặng ở mức trung bình.

“Do thời tiết nắng nóng, số ca bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, dự báo sẽ còn tăng mạnh trong khoảng tháng 6 đến tháng 8″, bác sĩ Quy chia sẻ.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nếu trong tuần từ ngày 3.4 đến 9.4 có 70 ca ngoại nội trú điều trị tay chân miệng thì từ ngày 3.5 đến 9.5, con số này tăng lên gấp gần 8 lần với 537 ca, trong đó 497 ca ngoại trú, 40 ca nội trú.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, mỗi ngày có khoảng 50 – 100 bệnh nhân đến khám tay chân miệng, khoảng 10% trẻ phải nhập viện.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 18 (từ ngày 29.4 đến 5.5), TP.HCM ghi nhận 420 ca tay chân miệng, tăng 136,4% so với trung bình 4 tuần trước là 55 ca. Trong đó, số ca ngoại trú tăng 325,9% và nội trú tăng 75%.

benh truyen nhiem vao mua tphcm phat hien 53 o dich sot xuat huyet trong 1 tuan dcb 6444180

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM. Ảnh Lê Cầm

Phát hiện 53 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo HCDC, trong tuần 18, toàn thành phố ghi nhận 53 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 28 phường, xã thuộc 6/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức, tăng 27 ổ dịch mới so với tuần trước đó. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 18 năm 2022 là 269 ổ dịch.

Trong tuần 18, ghi nhận có 680 ca bệnh sốt xuất huyết tăng 45,7% so với trung bình 4 tuần trước là 467 ca. Số ca mắc tích lũy đến tuần 18 là 6.176 ca, tương đương với cùng kỳ năm 2021 .

Từ đầu 2022 đến nay, ghi nhận 4 ca sốt xuất huyết t.ử v.ong. Có 20 trong số 22 quận huyện có số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, cho biết mỗi ngày có khoảng 100 – 150 trẻ đến khám sốt xuất huyết, trong đó tỷ lệ nhập viện 15%.

“Nếu so với năm 2019, 2020 thì con số này không tăng, tuy nhiên so với 2021 do bùng phát dịch Covid-19 thì số ca bệnh tăng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay mùa mưa đến sớm”, bác sĩ Tiến cho biết.

benh truyen nhiem vao mua tphcm phat hien 53 o dich sot xuat huyet trong 1 tuan 85b 6444180

Trẻ bị sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố. Ảnh BVCC

Chủ động phòng, phát hiện bệnh sớm, không nên chủ quan

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo phòng Y tế quận huyện có văn bản nhắc nhở các đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ gia đình trên địa bàn ngay sau khi tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, phải báo cáo cho Trung tâm Y tế để điều tra, xác minh trong vòng 24 giờ.

Theo bác sĩ Tiến, những cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa dịch sốt xuất huyết đã cận kề. Do đó cả nhân viên y tế và phụ huynh không được chủ quan, cần theo dõi phát hiện sớm, đưa trẻ đến nhập viện sớm, không nên chỉ lo nghĩ trẻ mắc Covid-19 hay bệnh khác.

Phụ huynh cần theo dõi trẻ, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện, ngay cả trong đêm, như: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng, c.hảy m.áu cam, m.áu răng hoặc ói ra m.áu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống

“Khi thấy trẻ sốt, kèm chảy nước dãi, phụ huynh không nên chủ quan, nghĩ do mọc răng mà cần quan sát trong miệng trẻ xem có loét, viêm gì không và đưa đi khám để kịp thời phát hiện nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng”, bác sĩ Quy khuyến cáo.

Đà Nẵng: Số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng cao đột biến

So với cùng kỳ năm 2021, số ca nhiễm sốt xuất huyết tại TP.Đà Nẵng tăng đến 8,9 lần.

Ngày 12.5, UBND TP.Đà Nẵng cho biết trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao, UBND TP đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai mạnh mẽ chống sốt xuất huyết tại các khu vực dân cư.

Theo UBND TP.Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn TP, số trường hợp mắc và ổ dịch nhỏ bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh. Tính từ đầu năm đến ngày 29.4, toàn TP ghi nhận 1.109 trường hợp mắc (tăng 8,9 lần so với cùng kỳ năm 2021), 95 ổ dịch nhỏ (tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Đặc biệt, số ca mắc, ổ dịch nhỏ cao ở một số địa phương có nhiều công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên lưu trú tại các nhà trọ, khu tập thể. Trong đó, số ca mắc trên địa bàn Q.Liên Chiểu chiếm 43,9% ca mắc toàn TP, số ổ dịch nhỏ chiếm 62,1% toàn TP.

da nang so ca nhiem sot xuat huyet tang cao dot bien 2fd 6444174

Ngành chức năng tuyên truyền người dân chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ảnh CDC ĐÀ NẴNG

Để thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa, với mục tiêu xử lý hiệu quả, giảm số ca mắc, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo tất cả hộ gia đình nguy cơ cao phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy.

Các địa phương, đơn vị cũng phải có biện pháp rà soát, xử lý triệt để các ổ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi tại các công trình xây dựng, cơ sở thờ tự tôn giáo, nơi tập kết lốp xe, đồ phế thải… trên địa bàn, nhất là trước, trong và sau các đợt mưa, mùa mưa; có biện pháp xử lý đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, công trình, khu vực trên địa bàn liên tục phát hiện dụng cụ chứa lăng quăng, bọ gậy.

Sở Y tế TP.Đà Nẵng chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; đảm bảo bệnh nhân được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời, có kế hoạch phân tuyến trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *