Vào mùa hè nóng nực, t.rẻ e.m có thể gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe như một số bệnh dị ứng và n.hiễm t.rùng.
Tiến sĩ Suresh Birajdar, bác sĩ nhi khoa, Bệnh viện Motherhood, cho biết nhiệt độ và độ ẩm cao khiến các vấn đề sức khỏe ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Ông đưa ra một số dấu hiệu và tình trạng sức khỏe cũng như biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ cần lưu ý.
(Ảnh: Getty/Indian Express)
Sốc nhiệt
Nguyên nhân của tình trạng này là do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Khi bị sốc nhiệt hoặc say nắng, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như kiệt sức, đau đầu, chóng mặt và suy nhược.
Để giải quyết, hãy hạ thân nhiệt của trẻ bằng nước hoặc chườm đá. Khi hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ cần đội nón hoặc mũ lưỡi trai để che đầu.
Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng và ẩm ướt dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vì vậy, cần tránh ăn thức ăn lề đường và thức ăn ôi thiu hoặc chưa nấu chín.
Mất nước
Trong mùa hè, trẻ có xu hướng mất nhiều nước và muối dưới dạng mồ hôi. Do đó, trẻ cần được bổ sung bằng cách duy trì đủ nước. Nước dừa, sữa và nước chanh là một số lựa chọn tốt để giữ nước cho trẻ.
(Ảnh: Pexels)
Cháy nắng
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da của trẻ. Cháy nắng sẽ gây đỏ, viêm, phồng rộp và cũng có thể bong tróc da. Bố mẹ không nên cho trẻ ra nắng khi chưa bôi kem chống nắng, đặc biệt tránh cho trẻ ra ngoài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Phát ban
Phát ban, rộp da, n.hiễm t.rùng và dị ứng thường thấy ở t.rẻ e.m. Ngoài ra, bệnh chàm cũng là một bệnh ngoài da trở nên trầm trọng hơn vào mùa hè do mồ hôi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tăng tiết dầu; từ đó khiến con bạn bị phát ban trên da.
Để kiểm soát tình trạng kích ứng da, bố mẹ có thể chườm lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng. Cho trẻ mặc quần áo cotton thoải mái và rộng rãi trong mùa hè và tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm cho da nào mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bệnh lây truyền qua đường nước
Nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến thương hàn, tiêu chảy, tả, vàng da và kiết lỵ ở t.rẻ e.m. Bạn nên chuẩn bị nước lọc cho trẻ đem theo khi đi chơi, hoặc đến trường.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc có thể dẫn đến các triệu chứng như đỏ, ngứa và viêm mắt. Bạn nên thường xuyên chăm sóc mắt cho trẻ, đảm bảo trẻ không chạm tay vào mắt và uống thuốc khi cần thiết.
N.hiễm t.rùng đường tiết niệu (UTI)
Đây là tình trạng n.hiễm t.rùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các trường hợp n.hiễm t.rùng đường tiết niệu ở t.rẻ e.m gia tăng trong mùa hè do uống không đủ nước. Do đó, trẻ cần giữ vệ sinh cá nhân tốt và uống đủ nước.
Mẹo hay để tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch ngày lễ
Mùa hè đang đến gần. Nhiều người đã đặt chỗ nghỉ ngơi để tận hưởng một chút nắng, cát, biển và… hãy cẩn thận với vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
Thật không may, đây là điều có thể gặp phải trong các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt vào mùa nóng, theo trang web của Đại học CBD College (Úc) CPD Online.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng gồm cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, không muốn ăn, sốt trên 38C, co thắt dạ dày, đau nhức cơ thể, ớn lạnh.
Thật không may, ngộ độc thực phẩm là điều có thể gặp phải trong kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là khi trời nắng nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ, nhưng cũng có thể muộn hơn.
Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ. Hầu hết có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể nghiêm trọng và thậm chí có thể t.ử v.ong.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra.
Người đi du lịch ngày lễ có thể có nguy cơ bị ngộ độc do thực phẩm không được chế biến, nấu chín hoặc bảo quản đúng cách, hoặc người chế biến không rửa tay kỹ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thức ăn hâm nóng lại và thức ăn để lâu trong “vùng nguy hiểm” từ 8 – 60C – là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng, theo CPD Online.
Một số loại thực phẩm cũng có nguy cơ ngộ độc cao hơn. Đó là:
Thịt gia cầm và các loại thịt
Động vật có vỏ và hải sản
Trứng sống hoặc chín tái
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Salad chế biến sẵn, trái cây và rau
Cách để tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày lễ?
Có những bước cần thực hiện sau đây:
T rái cây
Chọn các loại trái cây gọt vỏ được như chuối, cam và dứa sẽ an toàn hơn. Đừng mua trái cây đã gọt vỏ sẵn bày bán ở dọc đường.
Rau sống
Rau sống nếu rửa chưa kỹ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất nên tránh ăn rau sống trong những ngày này.
Nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đồ biển
Đồ biển cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hải sản rất nhanh c.hết, đặc biệt khi trời nắng nóng.
Nước
Tốt nhất nên uống nước đóng chai. Cũng cần lưu ý nước đá thường được làm bằng nước máy. Nên chỉ uống đá nếu biết chắc nó được làm bằng nước đã tiệt trùng.
Cẩn thận khi ăn buffet
Nhà hàng buffet khá được khách du lịch ưa chuộng. Tuy nhiên, thực phẩm trong tiệc buffet nếu để một thời gian dài đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn so với mới nấu. Vì vậy, nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội, theo CPD Online.
Một số mẹo hữu ích khác
Nên chọn ăn uống ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
Mang theo nước rửa tay khô khi đi trên đường.
Uống men vi sinh một vài tuần trước khi đi xa, để tạo vi khuẩn có lợi cho dường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn uống đầy đủ trong những tuần trước kỳ nghỉ để tăng cường sức khỏe.
Chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc như thuốc trị tiêu chảy, paracetamol và chất điện giải bù nước như Oresol, theo CPD Online.