Căn bệnh bí ẩn trong lịch sử có thể cung cấp manh mối sự kết thúc dịch COVID-19

Với nhiều triệu chứng giống bệnh COVID-19, dịch Cúm Nga từng xảy ra trong lịch sử có thể cung cấp manh mối về sự kết thúc của đại dịch đang hoành hành hiện nay.

Sau khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân bị mắc các triệu chứng về hô hấp và thần kinh, mất vị giác và khứu giác. Người bệnh bị mệt mỏi kéo dài và phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tập trung tâm trí và sức lực để trở lại làm việc. Căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già và những người béo phì.

can benh bi an trong lich su co the cung cap manh moi su ket thuc dich covid 19 de5 6419531

Virus corona có nhiều loại, có những loại cực kỳ nguy hiểm như SARS-CoV-2, cũng có những corona gây cảm lạnh thông thường. (Ảnh minh họa: Internet)

Thoạt nghe, các triệu chứng rất giống COVID-19, nhưng đây là dịch “Cúm Nga” – một đại dịch được ghi chép đầy đủ đầu tiên trên thế giới, xảy ra khi thuyết mầm bệnh hiện đại nổi lên và thuyết khí độc bị xóa bỏ, mở ra kỷ nguyên mới của khoa học y tế hiện đại.

Các tài liệu ghi chép cho biết, đại dịch cướp đi sinh mạng của một triệu người trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, căn bệnh này nhiều khả năng đã kéo dài và có thể vẫn xuất hiện dưới một số hình thức nào đó ở thời điểm hiện nay.

Xảy ra trước đại dịch “Cúm Tây Ban Nha” năm 1918 – từng khiến 50 triệu người trên thế giới t.ử v.ong, cúm Nga không giống một bệnh cúm thông thường. Các triệu chứng có nó gần giống với triệu chứng bị nhiễm virus corona, trong đó SARS-CoV-2 là một chủng.

Virus corona thường gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên ở người từ mức độ nhẹ đến trung bình và là nguyên nhân gây ra một số bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng nhiều căn bệnh đã trở thành đại dịch và đặc biệt nguy hiểm, trong đó có COVID-19, SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).

Tiến sĩ Harald Bruessow, biên tập viên của tạp chí Công nghệ sinh học Vi sinh vật cho biết: “Dịch tễ học và các triệu chứng lâm sàng của bệnh Cúm Nga giống với COVID-19 nhiều hơn so với các bệnh cúm khác”.

Khi nói về 2 căn bệnh này, ông Bruessow nhận xét: “Bạn bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp nhưng đồng thời xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Ngoài ra còn một số triệu chứng giống triệu chứng mắc COVID-19 kéo dài cũng được quan sát thấy trong đại dịch Cúm Nga. Người bệnh mất khả năng lao động trong một thời gian dài. Tỷ lệ t.ự t.ử ngày càng gia tăng và nhiều người không có khả năng trở lại làm việc như trước kia”.

Khi không ai thực sự đoán định được quỹ đạo của đại dịch COVID-19, cũng như việc nó sẽ kết thúc hoặc phát triển như thế nào, còn các mô phỏng trên máy tính thường mang tính ngắn hạn và xu hướng thiếu chính xác, chuyên gia Bruessow đã nhìn về quá khứ.

Sau khi xem xét đại dịch nào có thể đóng vai trò là mô hình tốt nhất để dự đoán diễn biến của COVID-19, ông nhận thấy rằng, dịch Cúm Nga là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. “Bệnh Cúm Nga thực sự là phù hợp nhất mà tôi có thể dựa vào khi tìm kiếm một đại dịch liên quan đến đường hô hấp quy mô tương đương với COVID-19 được ghi nhận đầy đủ về mặt y tế”, chuyên gia Bruessow nói.

Tiến sỹ Bruessow cho biết, căn bệnh được cho là bắt nguồn từ đàn gia súc ở Turkestan hoành hành tại đế chế Nga trước khi lây lan ra toàn thế giới. Mặc dù được coi là bệnh cúm ở thời điểm đó, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân gây bệnh.

Manh mối về sự kết thúc của dịch COVID-19?

Một báo cáo dài 344 trang của các bác sỹ tại London năm 1891 cho biết, bệnh nhân mắc Cúm Nga bị “ho khan nặng” sốt, đau đầu ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, đau nhãn cầu, mệt mỏi, yếu ớt và tinh thần suy sụp rất nhiều, “khóc, bồn chồn, mất ngủ và đôi khi mê sảng”.

Cũng giống như COVID-19, căn bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến t.rẻ e.m. Nếu bị mắc, trẻ chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Nhưng bệnh gây nguy cơ t.ử v.ong rất cao ở người cao t.uổi và những người có bệnh lý nền như tim, lao phổi hoặc tiểu đường. Gần 10% số ca mắc bị các triệu chứng kéo dài, được các bác sỹ châu Âu thời đó mô tả là “tác động xấu lâu dài”.

Tương tự như COVID-19, các tài liệu ghi chép cho biết, bệnh nhân khả năng lây nhiễm cho người khác trước khi xuất hiện triệu chứng và đôi khi bị tái nhiễm.

can benh bi an trong lich su co the cung cap manh moi su ket thuc dich covid 19 697 6419531

Giống Covid-19, Cúm Nga gây tỷ lệ t.ử v.ong cao ở người cao t.uổi. (Ảnh: AFP)

Dịch Cúm Nga được cho là xảy ra từ năm 1889 đến năm 1890, nhưng trên thực tế nó kéo dài đến năm 1894 và thậm chí lâu hơn, ước tính gần 1 thập kỷ, theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ.

Tuy vậy, dữ liệu y tế công cộng của Anh cho biết, nước này vẫn ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong diễn ra liên tục từ năm 1899 đến 1900. Chưa rõ liệu những trường hợp t.ử v.ong này do làn sóng mới của dịch Cúm Nga hay do nguyên nhân nào khác. Nhưng những mô tả về triệu chứng bệnh trên tạp chí The Lancet và các tạp chí y khoa khác của Anh, là “rất giống nhau”.

“Tất cả điều này khiến “tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét khả năng virus gây bệnh cúm Nga vẫn phát triển và ẩn nấp đâu đó, gây ra các ca t.ử v.ong tại Anh và nhiều nơi khác”, chuyên gia Bruessow lưu ý.

Một số người tin rằng, virus gây bệnh Cúm Nga vẫn tồn tại đến ngày nay với tên gọi OC43 – loại virus phổ biến thường gây bệnh ở đường hô hấp trên. Đa phần bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, nhưng nhiều người có thể bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Triệu chứng của nó có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng COVID-19.

Tiến sĩ Arijit Chakravarty, Giám đốc điều hành Fractal Therapeutics, đồng thời là nhà nghiên cứu COVID-19 cho rằng, nếu giả thuyết này là đúng, thì bệnh cúm Nga có thể vẫn âm thầm lây lan và đôi khi gây t.ử v.ong. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nature cho biết, tỷ lệ t.ử v.ong ở người phải nhập viện do nhiễm OC43 là 9,1%, mặc dù nghiên cứu chỉ theo dõi 77 bệnh nhân tại một bệnh viện ở Hàn Quốc từ năm 2012 đến 2017.

Một tương lai như vậy có thể đang chờ đợi dịch bệnh Covid-19, chuyên gia Bruessow đ.ánh giá. “Đây là điều mà các nhà virus học chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của virus dự đoán có thể xảy ra với virus SARS-CoV-2″, ông nói về khả năng COVID-19 tồn tại trong tương lai.

“Một số người cho rằng biến thể Omicron đang chiếm đa số hiện nay có thể đã đi theo hướng này vì nó ít ảnh hưởng đến phổi hơn và tấn công chủ yếu vào đường hô hấp trên”, chuyên gia Bruessow nói và hy vọng, Omicron sẽ là “biến thể cuối cùng” đ.ánh dấu sự kết thúc giai đoạn cấp tính của dịch COVID-19.

Israel phát triển thành công mô tủy sống, mang lại hy vọng cho người bị liệt

Ngày 7/2, một nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Công nghệ sinh học tái sinh Sagol thuộc Đại học Tel Aviv của Israel đã công bố một nghiên cứu được cho là đầu tiên trên thế giới mở ra hy vọng khả quan cho những bệnh nhân bị liệt lâu ngày có thể phục hồi khả năng đi lại.

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công các tế bào tủy sống của con người và cấy ghép cho động vật trong phòng thí nghiệm. Các động vật này mô phỏng tình trạng của người bị liệt cột sống, trong đó chia thành 2 trường hợp: một là mới bị liệt trong thời gian ngắn và hai là bị liệt mãn tính. Kết quả thu được rất đáng khích lệ.

Theo đó, tỷ lệ phục hồi khả năng đi lại của nhóm mới bị liệt là 100% và nhóm liệt mãn tính là khoảng 80%. Từ thành công ban đầu này, nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị tiến hành giai đoạn thử nghiệm trên cơ thể người bệnh, với hy vọng trong vài năm tới sẽ có thể sử dụng các mô tế bào nhân tạo được cải tiến để cấy ghép cho những người bị liệt, từ đó giúp họ đi lại bình thường.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Tal Dvir cho biết các nhà khoa học đã lấy sinh thiết mô mỡ bụng của một bệnh nhân và tách các chất nền ngoại bào như collagen và đường. Sau đó, họ sử dụng kỹ thuật di truyền để lập trình lại các tế bào, chuyển chúng về trạng thái giống với tế bào gốc – những tế bào có khả năng phát triển thành các tế bào khác trong cơ thể.

israel phat trien thanh cong mo tuy song mang lai hy vong cho nguoi bi liet 2e2 6303835

Từ chất nền ngoại bào, nhóm nghiên cứu tạo ra hydrogel (một loại polymer siêu hấp thụ) đã được cá nhân hóa để loại bỏ phản ứng miễn dịch hoặc đào thải sau cấy ghép. Sau đó, các tế bào gốc được đưa vào hydrogel và tái tạo quá trình phát triển của tủy sống giống như giai đoạn phôi thai, trong đó các tế bào sẽ phát triển thành thành các mô chứa tế bào thần kinh vận động.

Về triển vọng áp dụng của nghiên cứu, Giáo sư Dvir cho biết hiện giới khoa học vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả căn bệnh liệt cột sống. Nếu được áp dụng thành công, phương pháp mới sẽ giúp hàng triệu người trên thế giới bị liệt do tai nạn, tổn thương cột sống… có cơ hội được điều trị để vận động trở lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *