Vệt sẫm màu trên móng tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có u hắc tố dưới móng.
Những thay đổi trên móng tay của bạn có thể do một số vấn đề, thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số trường hợp cảnh báo bệnh nguy hiểm, gây c.hết người.
U hắc tố dưới móng là một loại ung thư da hiếm gặp xảy ra ở vùng da dưới móng tay. Tiến sĩ Raj Karan thông tin, có một dấu hiệu quan trọng của căn bệnh này.
Theo Tiến sĩ Karan, một vệt sẫm màu trên móng tay có khả năng do những nguyên nhân như n.hiễm t.rùng, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương và cục m.áu đông. Một nguyên nhân đặc biệt nữa là loại ung thư da hiếm gặp.
Ảnh: Healthline
U h ắc tố dưới móng rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số các trường hợp u hắc tố.
Mọi người dễ lầm tưởng chỉ bị bầm tím ở móng tay, hoặc thậm chí không nhận thấy sự thay đổi.
Móng có thể có một vệt đen hoặc nâu, tách biệt khỏi lớp móng, c.hảy m.áu, mỏng, nứt hoặc có vết bầm không biến mất mặc dù móng đang phát triển. Da xung quanh móng tay cũng có thể sẫm màu hơn.
Tiến sĩ Karan nói thêm, những vết này không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của ung thư và chúng hay xuất hiện ở những người có làn da sẫm màu.
Thông thường, những người lớn t.uổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm phụ nữ trên 60 t.uổi và nam giới trên 70 t.uổi.
Tuy nhiên, một người phụ nữ khoảng 40 t.uổi đã phải cắt cụt ngón tay sau khi cô ấy phát hiện ra một vết màu nâu trên móng tay của mình.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác trên móng tay, móng chân cảnh báo bệnh bao gồm thay đổi màu sắc, mỏng, đỏ, sưng, bật móng, cong, dày và phát triển quá mức…
Việc phát hiện sớm khối u ác tính giúp các bác sĩ chuyên khoa điều trị nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ sinh thiết các mô bất thường để xác định xem khu vực bị ảnh hưởng có phải là ung thư hay không. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải tiến hành xạ trị.
Móng tay có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của một người. Ví dụ móng tay dùi trống (quặp và dày hơn) là dấu hiệu của ung thư phổi.
Đó là biểu hiện cho thấy cơ thể bị thiếu oxy hoặc kết quả của áp xe phổi, bệnh tim bẩm sinh.
Các đường gờ ngang trên móng tay chỉ ra các vấn đề về thận, tuyến giáp hoặc thậm chí là quai bị.
Nếu bạn thấy móng tay có màu vàng hoặc xanh lá cây, đó dễ là n.hiễm t.rùng nấm, hiện tượng xuất hiện thường xuyên là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường.
6 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn ngủ ban ngày
6 nguyên nhân khiến bạn quá buồn ngủ vào ban ngày và cách điều trị tình trạng này.
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày là điều bình thường, nhưng nếu quá buồn ngủ một cách đột ngột hoặc thường xuyên khiến bạn ngủ nhiều hơn 7-8 giờ, thì có thể là tình trạng đáng lo ngại. Những vấn đề dưới đây có thể là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng buồn ngủ này.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ xảy ra khi bạn ngủ không đủ giấc so mức cần thiết. Khi tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ khiến bạn càng cảm thấy buồn ngủ hơn và mất nhiều thời gian để trở lại trạng thái ổn định.
Mặc dù tình trạng thiếu ngủ đôi khi đơn giản là do sự bận rộn của công việc, nhưng nó cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh Alzheimer, ung thư, trầm cảm, các chấn thương ở đầu, thiểu năng trí tuệ, mang thai, tâm thần phân liệt, đột quỵ.
Ngoài buồn ngủ quá mức, bạn có thể nhận thấy suy giảm nhận thức như: vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ chậm hơn, khoảng thời gian chú ý ngắn hơn và cáu gắt.
Biện pháp: Để phục hồi, bạn cần ngủ đủ giấc. Cần đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm, và lý tưởng nhất là đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau mỗi đêm và sáng.
Chuyên gia y học giấc ngủ Alex Dimitriu cho biết, bạn cũng nên tránh kiểu ngủ “thức khuya vào đêm này và ngủ bù vào đêm hôm sau”. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ giấc mỗi đêm.
(Ảnh: Getty)
Uống caffein hoặc rượu
Caffeine có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém hơn và thời gian ngủ tổng thể ngắn hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ làm giảm tổng thời gian ngủ hơn 1 giờ.
Trong khi đó, rượu có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém vì nó làm giảm thời lượng giấc ngủ REM mà bạn nhận được và cũng gây ra chứng mất ngủ.
Biện pháp: Giảm lượng rượu và caffeine, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể, giúp bạn ít buồn ngủ hơn vào ban ngày. Tốt nhất, bạn nên ngừng uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ và ngừng rượu 4 giờ trước khi ngủ.
Một số loại thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bạn có thể nhận thấy những tác dụng phụ này khi mới bắt đầu dùng thuốc.
Một loại thuốc gây buồn ngủ là: Thuốc dị ứng, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật, thuốc cao huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau.
Biện pháp: Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cho rằng thuốc kê đơn khiến bạn buồn ngủ hơn. Bạn có thể điều chỉnh thời gian dùng thuốc vào một thời điểm khác trong ngày phù hợp hơn với bạn, nhưng không ngừng dùng thuốc trước khi hỏi chuyên gia y tế.
Ngưng thở khi ngủ
Tiến sĩ Meir Kryger, chuyên gia y học về giấc ngủ tại Yale Medicine, cho biết chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn tạm thời ngừng thở suốt đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém.
Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: ngáy to, khó ngủ, thức dậy với miệng khô, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt, khó tập trung.
Bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu bạn trên 50 t.uổi hoặc thừa cân.
Biện pháp: Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân nếu bạn thừa cân. Tuy nhiên, trong những trường hợp trung bình hoặc nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc các thiết bị răng miệng, như thiết bị ổn định lưỡi.
Chứng ngủ rũ
Nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi trong ngày, thậm chí đến mức đột ngột buồn ngủ ở bất cứ đâu, bạn có thể đang trải qua chứng ngủ rũ.
Chứng ngủ rũ là tình trạng não gặp khó khăn trong việc kiểm soát chu kỳ thức – ngủ. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như:
– Ảo giác, đặc biệt là khi ngủ hoặc thức dậy.
– Cataplexy – tình trạng cơ đột ngột mềm nhũn hoặc yếu đi, có thể dẫn đến suy nhược hoặc thậm chí gục ngã.
– Tê liệt khi ngủ
Biện pháp: Chứng ngủ rũ thường kéo dài suốt đời nhưng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Hội chứng chân không yên
Triệu chứng chính của hội chứng chân không yên là cực kỳ khó chịu ở chân, dẫn đến việc không thể cưỡng lại được việc di chuyển. Hiện tượng này thường trầm trọng hơn khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, có thể gây khó ngủ hoặc khó ngủ trở lại sau khi dậy lúc nửa đêm. Ngoài ra, bạn có thể bị co giật chân thường xuyên khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn như vậy, nên bạn sẽ dễ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Biện pháp: Trong nhiều trường hợp, không rõ nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên, nhưng đôi khi nó có thể là do thiếu sắt. Đối với nguyên nhân này, bổ sung sắt có thể giúp điều trị hội chứng này. Trong các trường hợp khác, bạn cần điều trị theo đơn thuốc kê đơn của bác sĩ.