Lo ngại virus đậu mùa khỉ sẽ nối tiếp đại dịch COVID-19

Nhiều người lo ngại trong bối cảnh thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên đại dịch mới tiếp theo.

Đến ngày 20/5, thêm nhiều quốc gia châu Âu báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp như Tây Ban Nha: 7 ca, Bồ Đào Nha: 14 ca, Italia: 1 ca, Anh: 7 ca, sau khi virus đậu mùa khỉ hiếm gặp – vốn chỉ xuất hiện giới hạn ở châu Phi – được ghi nhận đang có dấu hiệu bùng phát tại Mỹ và Canada.

Nhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2019, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.

lo ngai virus dau mua khi se noi tiep dai dich covid 19 502 6455477

Virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo?

Đậu mùa khỉ là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp, họ hàng của virus sởi – vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Virus đậu mùa có hai chủng chính là chủng Congo và chủng Tây Phi. Trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỉ lệ t.ử v.ong khoảng 10%, và chủng Tây Phi là khoảng 1%.

Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958, và tên bệnh được đặt xuất phát từ thực tế là hai đợt bùng phát một căn bệnh như bệnh đậu mùa xảy ra trên những con khỉ trong phòng thí nghiệm được giữ để nghiên cứu.

Bệnh có biểu hiện tương tự như bệnh đậu mùa, và thường có triệu chứng nhẹ. Các biểu hiện chính thường gặp của bệnh là sốt, đau cơ, sưng mặt và toàn thân. Các nốt mụn nước xuất hiện trên da trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu sốt, đi kèm các triệu chứng như đau nhức cơ, nhức đầu và cảm lạnh. Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ 5 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm n.hiễm t.rùng thứ phát, viêm phổi phế quản, n.hiễm t.rùng huyết, viêm não và n.hiễm t.rùng giác mạc.

Các bác sĩ hiện vẫn chưa chắc chắn bệnh đậu khỉ lây lan chính xác như thế nào. Họ cho rằng bệnh lây lan khi tiếp xúc gần với vết thương, chất dịch cơ thể hoặc các giọt đường hô hấp của người bị bệnh. Nó cũng có thể lây lan từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với giường hoặc quần áo của người bị bệnh. Hoặc có khả năng lây lan qua việc sử dụng các sản phẩm mà người bị bệnh đã sử dụng và lây lan phổ biến hơn ở những người hành nghề mại dâm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 19/5, thông báo rằng đang phối hợp với giới chức y tế Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) để đ.ánh giá về bệnh đậu mùa khỉ. Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove lưu ý rằng cần “theo dõi việc tiếp xúc để bảo đảm rằng không có thêm sự lây truyền từ người sang người, cũng như truy ngược tiếp xúc để hiểu rõ hơn về nguồn lây nhiễm của các ca bệnh”.

Các quan chức Anh cho biết hầu hết các trường hợp gần đây là những người đàn ông quan hệ t.ình d.ục đồng giới – và những người này không có t.iền sử du lịch đến châu Phi. Điều đó cho thấy căn bệnh này đã và đang lây lan trong nước.

Hiện sự lây lan của dịch bệnh đậu mùa khỉ được cho rằng có thể kiểm soát bằng cách làm sạch các sản phẩm mà những người bị bệnh sử dụng bằng chất khử trùng.

Hiện chưa có vaccine đậu mùa khỉ, song giới chức y tế Anh cho biết vaccine đậu mùa vẫn có hiệu quả.

Viêm gan bí ẩn ở t.rẻ e.m có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19

Theo nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí y học uy tín Lancet, hơn 300 ca viêm gan bí ẩn trên toàn cầu có thể do siêu kháng nguyên COVID-19 gây ra.

Hơn 300 ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân (hay thường biết tới là căn bệnh viêm gan bí ẩn) ở t.rẻ e.m tại hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới có thể liên quan tới siêu kháng nguyên coronavirus. Đây là thông tin mới nhất đăng tải trên tập san chuyên san gan mật của tạp chí y học danh tiếng Lancet (The Lancet Gastroenterology and Hepatology).

Ít nhất 348 ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m đã được ghi nhận tại một số nước bao gồm Anh quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Israel và Nhật Bản.

Hầu hết t.rẻ e.m xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa ở giai đoạn đầu, sau đó đến vàng da và một vài trường hợp là suy gan cấp tính. Tuy nhiên, không phát hiện nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E trong những trường hợp viêm gan bí ẩn kể trên.

viem gan bi an o tre em co the lien quan toi sieu khang nguyen covid 19 9cd 6451177

Trẻ được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 ở Tel Aviv, Israel. (Nguồn ảnh: Xinhua).

Các nhà khoa học cho rằng những ca viêm gan cấp tính ở t.rẻ e.m gần đây có thể là hậu quả của nhiễm COVID-19 đã tạo ra một ổ chứa virus trong đường ruột, tiếp đó nhiễm adenovirus.

Sau khi nhiễm COVID-19, ổ chứa virus có thể dẫn tới kích hoạt tế bào miễn dịch trung gian siêu kháng nguyên lặp lại, chẳng hạn như Hội chứng Viêm đa hệ thống (MIS-C) – di chứng hậu COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ.

Nếu xuất hiện ổ chứa virus và sau đó trẻ lại bị nhiễm adenovirus (AdV), tác động qua trung gian của siêu kháng nguyên này có thể nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới những bất thường ở miễn dịch như đã ghi nhận ở các ca viêm gan cấp tính gần đây.

Theo bà Isabella Eckerle (người đồng đứng đầu Trung tâm các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Bệnh viện Đại học Geneva), không thể loại trừ khả năng viêm gan cấp tính ở t.rẻ e.m sau nhiễm COVID-19.

Theo bà, giả thuyết này thuyết phục hơn là giả thuyết mầm bệnh adenovirus gây ra viêm gan bí ẩn mà Cơ quan An ninh Y tế Anh đưa ra trước đó. Bởi lẽ, không hề phát hiện ra adenovirus khi sinh thiết gan những trẻ mắc viêm gan cấp tính ở thời điểm hiện tại.

Coronavirus sống dai dẳng ở đường ruột của t.rẻ e.m thường dẫn tới protein virus liên tục thâm nhập tế bào biểu mô đường ruột, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch. Và sự kích hoạt tế bào miễn dịch qua trung gian siêu kháng nguyên này đã được xác định là căn nguyên gây ra Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ, theo kết quả nghiên cứu.

Hội chứng viêm đa hệ thống có liên quan tới nhiễm COVID-19. Hội chứng này đã gây quan ngại rộng rãi kể từ tháng 4/2020, bởi nó gây viêm đa tạng bao gồm tim, phổi, não, da, mắt, dạ dày và gan. Trong những trường hợp rất nặng, thậm chí có thể dẫn tới suy đa tạng và nguyên nhân gây ra t.ử v.ong ở trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, việc kiểm tra phân của những trẻ mắc viêm gan cấp tính được khuyến cáo trong tình huống hiện nay. Nếu tìm thấy bằng chứng kích hoạt hệ miễn dịch qua trung gian siêu kháng nguyên coronavirus, nên cân nhắc phác đồ điều trị điều hòa miễn dịch ở trẻ mắc viêm gan cấp tính nặng.

Ngoài ra, Israel gần đây cũng ghi nhận những ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở 12 t.rẻ e.m. 11 trẻ trong số này nhiễm COVID-19 trong vòng 1 năm nay, theo tờ Jerusalem Post.

Các chuyên gia y tế Israel cũng cho truyền thông biết rằng, sau khi loại trừ tất cả các khả năng, mẫu số chung của tất cả các ca viêm gan bí ẩn này là đã từng mắc COVID-19 khoảng 3 tháng rưỡi trước khi viêm gan khởi phát.

Một số trường hợp nhiễm coronavirus được biết tới là có thể gây tổn hại gan, có nghĩa rằng những trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân này có thể là một trong những triệu chứng lâu dài của COVID-19, các chuyên gia này nhấn mạnh.

Văn phòng WHO khu vực châu Âu thông báo vào ngày 13/5 rằng các ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi ở khu vực cho thấy 70% trong số này nhiễm COVID-19.

Qua theo dõi tiến triển bệnh, tỷ lệ ca viêm gan nặng chiếm tới 15,4%. Dựa theo số liệu tiêm chủng vaccine COVID-19, có đến 83,9 % trường hợp mắc viêm gan bí ẩn này chưa được tiêm phòng COVID-19.

Các chuyên gia y tế cũng bày tỏ lo ngại về việc để cho một loại virus mới lây lan không kiểm soát ở trẻ mà phần lớn chưa được tiêm phòng, không hay biết gì về tác động lâu dài của COVID-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *