Sáng 1/5: Những loại vaccine phòng COVID-19 nào sẽ tiêm mũi 4 ở nước ta?

Theo Bộ Y tế Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế đã họp thống nhất việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho 3 nhóm đối tượng và các loại vaccine sẽ tiêm mũi 4; Hiện cả nước còn hơn 1,34 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát.

3 nhóm đối tượng nào cần tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19

Tại văn bản của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 mới đây cho biết Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế đã họp để xem xét các nội dung về việc triển khai tiêm vaccine trong đó có việc tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Theod dó, Hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm mũi 4 gồm: Đối tượng tiêm: Người từ 50 t.uổi trở lên, người từ 18 t.uổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 t.uổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.

Vaccine sử dụng: Vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3.

sang 15 nhung loai vaccine phong covid 19 nao se tiem mui 4 o nuoc ta ad1 6426368

Theo thống nhất của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tếVaccine sử dụng để tiêm mũi 4 là: Vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vaccine do Astra Zeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3. Ảnh: Trần Minh

Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 214,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại cho các đối tượng từ 5 t.uổi trở lên. Hiện trẻ cả nước đã tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi mũi 1 với gần 1,46 triệu mũi; 100% người trên 18 t.uổi đã tiêm 2 mũi; tỷ lệ tiêm mũi 3 khoảng gần 60%. Đối với trẻ từ 12 – 17 t.uổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100%; mũi 2 khoảng gần 96,5%.

Còn hơn 1,34 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 30/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.109 ca mắc COVID-19 mới, giảm 959 ca so với ngày trước đó tại 56 tỉnh, thành phố.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.649.809 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.648 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):: Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.642.060 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.586.134), TP. Hồ Chí Minh (608.408), Nghệ An (481.516), Bắc Giang (385.223), Bình Dương (383.398).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 9.262.255 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.344.516 trường hợp, trong đó có 475 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 376; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; Thở máy không xâm lấn: 11; Thở máy xâm lấn: 36; ECMO: 2.

Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine Bộ Y tế: Tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 sau mũi 3 ít nhất bốn tháng

Việt Nam đã tiêm hơn 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi

Vaccine phòng COVID-19 không thiếu, phải đẩy nhanh tiêm mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi

Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 5 ca. Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.041 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Theo Bộ Y tế, ở nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tuy nhiên dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đ.ánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 1/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 513.217.299 ca, trong đó có 6.260.232 người t.ử v.ong.

Các nước cũng ghi nhận trên 467 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 39 triệu ca và trên 41.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 30/4, thế giới có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 41 nước có người t.ử v.ong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần.

Trong 24 giờ qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 57.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với 150 ca.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 204 ca t.ử v.ong. Trong ngày 30/4, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 12.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong nhất (126 ca).

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao Omicron lây nhanh hơn các biến thể khác?

Omicron vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem lý do vì sao Omicron lại lây lan nhanh!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao t.uổi cần lưu ý gì?; Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài; 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có gì khác với các chủng khác?

Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân biến thể Omicron dễ lây lan

Biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Mặc cho những hạn chế mới về việc đi lại và sự lo lắng ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, biến thể mới này hiện đã lan đến hơn 77 quốc gia.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Ragon của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cảnh báo rằng Omicron “dễ lây nhiễm hơn bất kỳ biến thể nào khác”.

ngay moi voi tin tuc suc khoe vi sao omicron lay nhanh hon cac bien the khac ffb 6239811

Omicron dễ lây lan. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn y tế Nhà Trắng, cũng mô tả Omicron là “đặc biệt dễ lây lan”.

Ông cho biết Omicron “vượt xa cả những biến thể dễ lây lan nhất trong số những biến thể trước đây, kể cả Delta”, theo Express.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy protein đột biến của Omicron – chứa tới 37 đột biến – xâm nhập vào tế bào của cơ thể người hiệu quả hơn so với protein đột biến của Delta, hoặc các biến thể Covid-19 ban đầu. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.12.

Tiêm vắc xin mũi 3, người cao t.uổi cần lưu ý gì?

Trong chuyên mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề tiêm mũi 3 ở người cao t.uổi. Cụ thể: Sắp tới mẹ tôi (75 t.uổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì?

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời: Nếu mẹ bạn tiêm những mũi vắc xin trước là vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc Sputnik V thì mũi 3 này là mũi vắc xin bổ sung (có thể tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA), có thể tiêm cách mũi 2 là 1 tháng.

ngay moi voi tin tuc suc khoe vi sao omicron lay nhanh hon cac bien the khac 8cd 6239811

Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trường hợp mẹ bạn tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer hay Moderna trước đây thì mũi 3 là mũi vắc xin nhắc lại và được tiêm cách mũi 2 từ 3-6 tháng.

Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn các loại vắc xin với nhau (có thể sốt cao hơn, đau nhức tại vị trí tiêm nhiều hơn, mệt mỏi hơn…). Tuy nhiên những phản ứng sau tiêm này vẫn trong giới hạn an toàn và vẫn là những phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin Covid-19. Phần giải đáp tiếp theo của bác sĩ Hiền Minh sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.12.

Phát hiện triệu chứng kỳ lạ ở người bị Covid-19 kéo dài

Một số người mắc triệu chứng Covid-19 kéo dài ở Mỹ xuất hiện những cơn run kỳ lạ. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác của hiện tượng này.

Các bác sĩ tin rằng những cơn run kỳ lạ này là một trong các triệu chứng của Covid-19 kéo dài. Những bệnh nhân bị tình trạng run này từng điều trị tại 2 bệnh viện chuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài.

ngay moi voi tin tuc suc khoe vi sao omicron lay nhanh hon cac bien the khac 09b 6239811

Một số bệnh nhân bị Covid-19 kéo dài có cảm giác như thứ gì đang run trong lồng ngực. Ảnh SHUTTERSTOCK

Hai bệnh viện đó là bệnh viện Northwestern Medicine ở thành phố Chicago (Mỹ) và Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ). Tuy nhiên, số lượng những bệnh nhân mắc tình trạng run như vậy là không nhiều.

Một trong những ca bệnh điển hình này là bà Kerri McCrossen Morrison, 50 t.uổi. Bà Morrison nhiễm Covid-19 vào tháng 3.2020. Sau khi khỏi bệnh, bà mắc một số triệu chứng Covid-19 kéo dài.

Không những vậy, bà Morrison còn bị những cơn run cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Với cảm giác run từ bên ngoài, bà đang nằm trên giường thì bỗng cảm nhận cơ thể mình đang run lên. Cảm giác này như thể có thiết bị run tự động nào đó được đặt lên gường.

Cảm giác run từ bên trong lại xuất hiện ở lồng ngực. Bà Morrison mô tả cảm giác đó giống như đặt một chiếc bàn chải đ.ánh răng điện trong ngực mình. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm câu chuyện của bà Morrison bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *