7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng

Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa t.uổi.

Do đó, không được chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh sốt xuất huyết.

Cảnh giác với biến chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng, thậm chí t.ử v.ong nếu không được phát hiện kịp thời.

Dưới đây là một số nhận thức sai lầm cần tránh trong phòng chống căn bệnh này.

7 quan niem sai lam ve sot xuat huyet khien benh de tro nang 147 6437405

Đau đầu, sốt cao, đau khớp… là những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.

1. Hết sốt là khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ ba, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3 – 7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: Xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu cam…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến c.hảy m.áu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí t.ử v.ong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh… Tuy nhiên không phải, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay nơi ở của chúng ta ở như: Bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, vỏ xe, vỏ dừa, lon nước, vỏ hộp cơm, công trình xây dựng…

Vì vậy cần chú ý loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng có thể là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

7 quan niem sai lam ve sot xuat huyet khien benh de tro nang 060 6437405

Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp…

3. Phun thuốc diệt muỗi truyền sốt xuất huyết giờ nào cũng được

Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc này không hẳn đúng, việc diệt muỗi đầu tiên là việc đầu tiên vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành. ể diệt loài muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng.

Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng (vì sau một đêm đậu nghỉ muỗi đã bị đói), tiếp theo vào thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Các thử nghiệm trên các bề mặt tường sơn, tường vôi, gỗ, vách đất… tại các vùng có khí hậu khác nhau cho ra những kết quả thời gian hiệu lực của thuốc khác nhau, trung bình từ 3 đến 6 tháng. Hoá chất diệt côn trùng có tác dụng diệt đối với tất cả các loại côn trùng như: Muỗi, ruồi, gián, kiến…

Thông thường sau khoảng 30 – 45 phút kể từ khi kết thúc việc phun thuốc, người lớn có thể trở lại nhà sinh hoạt bình thường. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 t.uổi nên để sau 1 – 2 tiếng hoặc sau hẳn 1 buổi, ví dụ sáng phun thì chiều có thể về.

7 quan niem sai lam ve sot xuat huyet khien benh de tro nang ea6 6437405

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh.

4. Vừa mắc sốt xuất huyết sẽ không mắc lại

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết ở t.rẻ e.m có mắc lại và kéo dài bao lâu?

Cách chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết tại nhà, cảnh giác biến chứng sốc dẫn đến t.ử v.ong

5. Sốt xuất huyết không được uống nước dừa

Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng. Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch.

Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất.

Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

6. Mẹ bị sốt xuất huyết cách ly bé và không cho con bú

Khi mẹ mắc sốt xuất huyết nhiều người cho rằng cần cách ly bé và không cho con bú mà vắt sữa ra bình. Điều này là không đúng, vì sốt xuất huyết lây qua đường m.áu, do đó việc cho con bú không ảnh hưởng gì. Người mẹ bị sốt xuất huyết cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước hơn để đảm bảo lượng sữa cho con.

Mẹ mắc sốt xuất huyết cũng cần ngủ màn để tránh bé bị muỗi đốt; phun xịt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Ngoài ra, bạn cần thông báo với bác sĩ khám bệnh rằng bạn đang cho con bú.

7 quan niem sai lam ve sot xuat huyet khien benh de tro nang 1e2 6437405

Chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết, để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng.

7. Trẻ mắc sốt xuất huyết phải cạo gió, cắt lể để lấy bớt m.áu độc

Nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con đầu lòng thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lể để lấy bớt m.áu độc sẽ nhanh khỏi. Điều này là sai lầm việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng c.hảy m.áu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông m.áu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tóm lại: Bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp, rối loạn đông m.áu, tổn thương gan, rối loạn tri giác, có thể gây t.ử v.ong… Trong giai đoạn đầu khởi bệnh thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sốt siêu vi, tay chân miệng… nên cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bệnh nhất là trẻ nhỏ chưa biết biểu hiện các tổn thương, thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, cần chăm sóc thích hợp cũng như đưa người bệnhh đến khám cơ sở y tế kịp thời.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch ny lon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe… quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý mắc màn (mùng) khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.

Chăm sóc tại nhà

Nếu được chỉ định chăm sóc, theo dõi bệnh tại nhà, người bệnh cần:

– Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.

– Ăn đồ ăn dễ tiêu.

– Uống nhiều nước: Nước trái cây, dung dịch điện giải Oresol.

– Chỉ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin hay Ibuprofen vì chúng có nguy cơ gây xuất huyết rất cao.

– Nếu có các triệu chứng: Chân tay lạnh, vật vã, mệt mỏi li bì, đau bụng, nôn nhiều hơn… thì cần lập tức đến cơ sở y tế.

Từ đầu năm tới 4/2022, TP.HCM ghi nhận 4.500 ca mắc sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến giữa 4/2022, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.

Chiều 28/4, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, TP.HCM có khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.

“Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021”, bà Như nói.

tu dau nam toi 42022 tphcm ghi nhan 4500 ca mac sot xuat huyet 6a0 6424099

Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)

Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bà Như cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn về phòng chống, điều trị sốt xuất huyết; tất cả nhân viên y tế cần nhận diện bệnh sớm, tránh bỏ sót ca nặng, gây chậm trễ trong việc điều trị.

Yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường tuyên truyền đến người dân chủ động phòng, chống cũng như nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết.

Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng tham gia ứng phó diễn biến của dịch sốt xuất huyết.

“Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa bất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi và lăng quăng, là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ chính mình và người thân”, bà Như khuyến cáo.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi. Năm 2022 ghi nhận dịch bệnh đã đến sớm.

Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát. Trong 3 ngày đầu, rất khó xác định trẻ có phải sốt xuất huyết không.

Trẻ thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt), ói, c.hảy m.áu mũi, chân răng, tiêu tiểu ra m.áu, đau bụng vùng gan, li bì, mệt mỏi… Khi đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thuận lợi. 90% trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trẻ béo phì, có bệnh nền, hoặc đến bệnh viện trễ là nhóm dễ chuyển nặng và nguy kịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *