Sốt xuất huyết ở người lớn: Khi nào cần nhập viện?

Người lớn mắc sốt xuất huyết có thể đối mặt với xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, suy đa tạng và t.ử v.ong nếu không kịp xử trí.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể bùng phát thành dịch. Muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành ở cả thành thị và nông thôn, đặc biệt nhiều ở các tỉnh thành Nam bộ, thường bùng dịch lớn vào mùa mưa.

Virus Dengue có 4 loại D1, D2, D3, D4 đều ghi nhận tại nước ta và luân phiên gây bệnh. Người bệnh có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, lần sau thường nặng hơn lần nhiễm trước đó.

Người lớn mắc sốt xuất huyết thường có nhiều triệu chứng và dễ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Sốt xuất huyết người lớn ở thể nhẹ

Ở thể nhẹ, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rõ hơn ở t.rẻ e.m. Người bệnh khởi phát triệu chứng sốt (từ 2-7 ngày) và kèm theo các biểu hiện như: Đau phía sau mắt, đau nhức đầu, đau khớp và cơ, phát ban, buồn nôn và ói mửa.

Người bệnh có biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết ở dưới da, c.hảy m.áu chân răng hoặc c.hảy m.áu cam.

Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết nội tạng. Đầu tiên, người bệnh vẫn có các biểu hiện sốt xuất huyết mức độ nhẹ. Sau khoảng 2 ngày, sẽ đi ngoài hoặc nôn ra m.áu, phân có màu đen hoặc ra m.áu tươi. Đó là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa.

Một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết não nhưng khó nhận biết vì triệu chứng không rõ ràng. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ bị sốt, đau đầu, sau đó liệt chân, tay hoặc liệt nửa người, rơi vào hôn mê, nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong. Ngoài xuất huyết não, người bệnh còn có thể xuất huyết trong phổi, gan, lách, thận.

Hội chứng sốc sốt xuất huyết Dengue

Biến chứng nghiêm trọng này thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 sau khi khởi phát bệnh. Đây là thể nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn, bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, kết hợp với triệu chứng c.hảy m.áu, huyết tương thoát khỏi mạch m.áu, c.hảy m.áu ồ ạt, hạ huyết áp…

Người bệnh có da lạnh ẩm, bứt rứt, vật vã hoặc li bì, hoặc có thể rơi vào suy đa tạng, viêm não, viêm cơ tim, viêm gan nặng. Nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể t.ử v.ong nhanh chóng.

sot xuat huyet o nguoi lon khi nao can nhap vien f82 6437303

Muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

Điều trị sốt xuất huyết người lớn

Hiện nay sốt xuất huyết người lớn vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Phần lớn người bệnh được ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở khi có diễn tiến nặng hơn.

Trong thời gian theo dõi tại nhà, nếu sốt trên 38,5 độ C, người bệnh có thể uống hạ sốt bằng Paracetamol, kết hợp lau mát liên tục.

Liều dùng Paracetamol từ 10-15 mg/kg cân nặng /lần, cách nhau 4-6 giờ, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/24h.

Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để giảm sốt vì có thể khiến xuất huyết thêm nghiêm trọng.

Khuyến khích người bệnh ăn uống bình thường, đặc biệt uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, oresol, nước trái cây, nước dừa. Hạn chế các loại thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, coca (vì khi nôn ói có kèm m.áu sẽ không phân biệt được).

Khi có chỉ định nhập viện, tùy tình trạng, bệnh nhân được chống sốc bằng dịch truyền, truyền m.áu và các chế phẩm m.áu theo chỉ định. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể phải hồi sức hô hấp, tuần hoàn, lọc m.áu…

Khi nào cần nhập viện?

Người lớn mắc sốt xuất huyết cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu có một trong những dấu hiệu sau đây:

– Cảm giác khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

– Không ăn uống được.

– Nôn ói nhiều

– Đau bụng nhiều hơn

– Tay chân lạnh, ẩm.

– Mệt lả, bứt rứt.

– C.hảy m.áu mũi, miệng, xuất huyết â.m đ.ạo bất thường, nôn ra m.áu, tiêu phân đen – hoặc m.áu đỏ.

– Có các hành vi thay đổi như mất tri giác, kích thích, vật vã hoặc li bì.

TP.HCM: Nhiều bệnh nhân bị sốc nặng do sốt xuất huyết

Các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM hiện đang điều trị nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca bị sốc rất nặng, tổn thương đa cơ quan.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, theo thống kê cho biết từ tháng 3/2022 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 – 100 bệnh mắc sốt xuất huyết, trong số này có 15% trường hợp phải nhập viện điều trị. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận 47 ca sốt xuất huyết t.rẻ e.m và 283 ca người lớn.

BSCKII Phan Vĩnh Thọ – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho hay, trong 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập viện tăng gấp 1,5 – 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, trong hai tuần đầu tháng 4, khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã điều trị gần 10 ca sốc sốt xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan. Có ca sốc sốt xuất huyết rất nặng khi nhập viện.

Hiện tại các khoa của bệnh viện đang điều trị khoảng 80-100 ca mắc sốt xuất huyết (cả t.rẻ e.m và người lớn), trong đó có những ca mắc bệnh sốt xuất huyết rất nặng.

tphcm nhieu benh nhan bi soc nang do sot xuat huyet 7ac 6416009

Một bệnh nhi sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức nhiễm COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, PGS.TS Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2022, số ca sốt xuất huyết đến khám và nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng 1,5 – 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Hai tuần đầu tháng 4, số ca nhập viện cũng tăng, nhất là các trường hợp sốt xuất huyết Dengue (SXH – D) nặng.

Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Quang, năm nay mùa mưa đến sớm, số ca sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ 2021 và chu kỳ 3-4 năm dịch sốt xuất huyết sẽ tăng nên năm nay phải cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết khi vào mùa mưa.

Trong nửa đầu tháng 4, khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận hơn 10 ca sốt xuất huyết sốc nặng, tổn thương các cơ quan, thậm chí có ca ngưng thở ngưng tim trước nhập viện. Hiện tại khoa còn 2 bệnh nhi sốc SXH-D nặng, tổn thương đa cơ quan phải thở máy, trong đó có 1 bệnh nhi phải lọc m.áu.

Theo bác sĩ Quang, các trường hợp nặng đa số do nhập viện trễ, có thể do dịch COVID-19 mà người dân quên đi bệnh sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm thường gặp. Ngoài ra tâm lý còn sợ dịch COVID-19 nên các phụ huynh ngại đưa trẻ đến khám tại bệnh viện. Vì vậy tất cả trẻ sốt từ 3 ngày trở lên nên được đưa đến khám tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh sốt xuất huyết và điều trị kịp thời.

tphcm nhieu benh nhan bi soc nang do sot xuat huyet 141 6416009

Theo các bác sĩ, mùa mưa năm nay tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đến sớm, do đó dịch sốt xuất huyết có nguy cơ sớm lan rộng.

Chú ý nhóm trẻ dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ThS.BS Nguyễn Đình Qui – Phó Khoa Nhiễm cho biết, số trẻ nhập viện điều trị và khám ngoại trú tại khoa đều tăng gấp đôi so với hai tuần trước. Cụ thể, khoa đang điều trị nội trú cho 30-35 ca bệnh, trong đó có 5-7 trẻ phải nằm ở phòng cấp cứu và truyền dịch, 2 ca chuyển nặng đang sử dụng máy lọc m.áu.

“Thông thường để nhận diện trẻ bị sốt xuất huyết là sẽ sốt cao liên tục từ 3 đến 4 ngày. Nếu thấy trẻ sốt từ 3 ngày trở lên, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để làm xét nghiệm m.áu, nhằm có kết quả và kế hoạch điều trị”, bác sĩ Qui cho hay.

Đang theo dõi các bệnh nhi nặng tại khoa Hồi sức nhiễm COVID-19, BSCKII Đỗ Châu Việt, trưởng khoa chia sẻ: “Bên cạnh 90% các ca sốt xuất huyết thường, đơn giản, khoảng một tuần là khỏi thì 10% còn lại là các ca chuyển nặng. Chủ yếu là nhóm trẻ thừa cân béo phì hay mắc các bệnh nền như tim mạch, não, phổi, thận, thậm chí là trường hợp hậu COVID-19”.

Theo các bác sĩ, đối với các trường hợp sốt xuất huyết chưa có chỉ định nhập viện, trẻ sẽ được theo dõi và chăm sóc tại nhà, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu và dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý khi trẻ mắc sốt xuất huyết, phụ huynh chỉ nên hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt cơ bản như paracetamol, tránh dùng ibuprofen có thể gây xuất huyết tiêu hóa, l.àm t.ình trạng xuất huyết của trẻ nặng hơn. Bên cạnh đó, nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ với vitamin C.

Sốt xuất huyết thường kéo dài trong 7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng sốt trong những ngày đầu dễ khiến các phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, sốt siêu vi hay mắc COVID-19.

Phụ huynh cần chú ý đặc điểm nhận biết bệnh sốt xuất huyết là sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm các dấu xuất huyết như chấm xuất huyết, c.hảy m.áu răng, m.áu mũi, vết bầm, xuất huyết â.m đ.ạo (trẻ gái ở t.uổi dậy thì)…

Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt) và thường ít kèm các triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi) và tiêu chảy.

Ngoài ra, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường đốt lúc chạng vạng tối, tức tầm 4 giờ chiều trở đi. Để phòng bệnh, bố mẹ phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa, ngừa muỗi đốt tại nơi con ngủ…

Bệnh sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì hầu hết diễn tiến thuận lợi, ít có trường hợp t.ử v.ong. Vì vậy các phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên phải đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và được điều trị kịp thời, tránh để quá muộn sẽ diễn tiến nặng và tổn thương các cơ quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *